8 concept xử lý khủng hoảng truyền thông có thể sử dụng được trong mọi khủng hoảng


8 concept xử lý khủng hoảng truyền thông có thể sử dụng được trong mọi khủng hoảng dưới đây, là những concept đã được nghiên cứu tính thực tế và hiệu quả, chọn lọc và đưa vào giáo trình chuẩn của nhà báo Ngự Miêu. Các bạn có thể nghiên cứu và tham khảo. Bạn có thể theo dõi nhiều nội dung tương tự hơn trên Tiktok Nhà báo Ngự Miêu hoặc kênh Youtube khủng hoảng truyền thông.

8 concept xử lý khủng hoảng truyền thông của nhà báo Ngự Miêu có thể sử dụng được trong mọi khủng hoảng truyền thông

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

I. 8 concept xử lý khủng hoảng truyền thông by Nhà báo Ngự Miêu

1. Giữ quyền im lặng

Trong nhiều hoàn cảnh, việc giữ quyền im lặng sẽ là phương án tốt nhất để bạn có thể đi qua khủng hoảng. Tuy nhiên, cách này vô cùng nguy hiểm nếu như bạn không nhận định được đúng vấn đề, tình trạng. Bởi nếu không phù hợp, việc bạn im lặng sẽ được coi là hành vi đối đầu với dư luận và chắc chắn bạn sẽ nhận về những hậu quả khôn lường.

2. Giải quyết vấn đề từ người tạo ra vấn đề

Đây là cách sẽ được áp dụng hầu hết trong các khủng hoảng. Bạn cần tìm được nguyên nhân và điểm xuất phát ban đầu của vấn đề. Từ đó mới hy vọng tìm ra được phương án tốt nhất để có được những hiệu quả nhất trong mỗi động thái xử lý của mình.

3. Cầu cứu triều đình

Trong nhiều trường hợp khi bạn đang đúng hoặc bạn đang bị đe doạ, tấn công truyền thông bởi đối thủ hoặc các thế lực nào đó. Thì việc “cầu cứu triều đình” là cần thiết. Đây là lúc bạn cần sự có mặt của các cơ quan chức năng liên quan, của báo chí, truyền thông giúp sức…

4. Dùng độc trị độc

Đây là cách vô cùng nguy hiểm nếu như bạn không áp dụng đúng và không có một chiến lược, kế hoạch rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có một người chỉ huy giỏi trong chiến dịch của bạn, nếu bạn đánh giá đúng vấn đề thì việc tạo ra các khủng hoảng khác (khủng hoảng tự sinh) để có thể giải quyết vấn đề thì lại là một lá bài cực kỳ siêu việt.

5. Bình mới rượu cũ

Vấn đề của khủng hoảng là gì? trong nhiều hoàn cảnh, hãy thay đổi vấn đề đó bằng một vỏ bọc khác đảm bảo rằng bạn có thể làm chuyển đổi tâm lý của đám đông nhưng không đánh mất được giá trị mục tiêu ban đầu.

6. Tôi sai rồi! (I’m sory!)

Xin lỗi là việc mà chúng ta cần làm khi chúng ta sai. Thậm chí, khi không sai nhưng xin lỗi có nghệ thuật lại là cách có thể giúp bạn thay đổi tình thế khi khủng hoảng xảy ra.

7. Mượn gió bẻ măng

Hãy thay đổi tình hình “chiến sự” bằng việc đổi hướng tấn công của kẻ thù sang một mục tiêu khác mà bạn đã chuẩn bị sẵn. Đây gần như là một chiến lược trong chiến đấu của đánh trận du kích. Khi bạn chuyển hướng mục tiêu được cho đám đông thì việc còn lại của bạn là xem trận đấu hoặc phản công sẽ tuỳ thuộc vào tuỳ tình hình và tình huống cụ thể.

8. Phản đòn từ chân tường

Đây là lựa chọn cuối cùng khi bạn không còn “đường sống”, hãy quyết định tấn công ngay cả khi bạn chỉ còn 1 viên đạn cuối cùng. Phải nói luôn rằng, cách này là lựa chọn cuối cùng và nó mong manh phần thắng. Tuy nhiên, không phải là không có cơ hội thắng, điều này sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể để biết được rằng “phút cuối cùng” bạn còn có bao nhiêu cơ hội “sống”. Trên thực tế, đã không ít trường hợp, trong phát hấp hối, người ta lại tìm thấy một con đường sống cho riêng mình. Tuy nhiên cần nhớ, chỉ khi không thể sử dụng 7 cách trên thì mới nghiên cứu và sử dụng biện pháp cuối cùng này để xử lý truyền thông.

II. Một số lưu ý

Mỗi khủng hoảng truyền thông sẽ có thể áp dụng được một trong 7 concept bên trên để xử lý khủng hoảng. Trong nhiều trường hợp, các bạn có thể sử dụng đồng bộ nhiều hoặc tất cả các concept đó vào một trận xử lý để có được những hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên cần nhớ, việc xử lý khủng hoảng truyền thông không bao giờ là dễ dàng. Nếu làm không đúng, nếu dự đoán và lựa chọn cách làm sai rất có thể sẽ khiến cho banj rơi vào trạng thái khủng hoảng chồng khủng hoảng. Thậm chí là có thể thất bại, và mọi thứ tan tành mây khói.

Lời khuyên là hãy nghiên cứu thật kỹ các vấn đề, các kinh nghiệm và kiến thức về xử lý khủng hoảng truyền thông bạn cần nắm vững. Trong nhiều trường hợp, nếu có thể và có khả năng về tài chính, hãy thuê các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý khủng hoảng truyền thông tham gia hoặc cố vấn cho bạn.

8 concept xử lý khủng hoảng truyền thông trên đây là các yếu tố chính. Tuy nhiên để có thể hiểu và sử dụng tốt nhất, các bạn cần được đào tạo kỹ lưỡng và bài bản hơn. Hãy tham gia CLB truyền thông by Ngự Miêu – Học truyền thông miễn phí & thực chiến để có thêm nhiều trải nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực truyền thông.

8 concept trên đây được đào tạo cụ thể, chuyên sâu và kỹ lưỡng trong lớp học đặc biệt có thu phí cao của Nhà báo Ngự Miêu. Nếu quan tâm, bạn có thể liên hệ và tìm hiểu các khoá học để tham gia.

Nội dung bài 8 concept xử lý khủng hoảng truyền thông có thể sử dụng được trong mọi khủng hoảng và 8 concept nêu trên thuộc giáo trình giảng dạy riêng của Nhà báo Ngự Miêu. Chỉ sử dụng lại cho mục đích tham khảo, chia sẻ (phi thương mại) của bạn. Vui lòng ghi rõ nguồn như trên đây. Xin cảm ơn các bạn!

Nhà báo NGỰ MIÊU
Người có các lớp học Đào tạo về Khủng hoảng truyền thông


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.