Bảo trợ truyền thông không phải là “bảo kê truyền thông”


Trên thực tế, tôi thấy có nhiều người, nhiều doanh nghiệp đang vô tình bị hiểu nhầm khái niệm về bảo trợ truyền thông. Vì thế, họ sẵn sàng xuống tiền cho truyền thông với tâm lý sẽ được “bảo kê truyền thông”. Nhưng sự thật thì bảo trợ truyền thông không phải là “bảo kê truyền thông”

Bạn có thể theo dõi nhiều nội dung tương tự hơn trên Tiktok Nhà báo Ngự Miêu – Tiktok Nhà báo Xuân Thời hoặc kênh Youtube khủng hoảng truyền thông.

Bảo trợ truyền thông là gì?

Trên thực tế, bảo trợ truyền thông là một cụm từ chúng ta thường được nghe trong công việc hằng ngày. Đặc biệt là nhiều chủ doanh nghiệp, chủ thương hiệu họ sẽ được biết đến những lời đề nghị hoặc các nhu cầu về bảo trợ truyền thông nhiều hơn trong hoạt động thường xuyên hoặc các sự kiện của họ.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Bảo trợ truyền thông thực tế được hiểu là: hoạt động hỗ trợ, đồng hành cho một chủ thể nào đó trong hoạt động thông tin truyền thông một cách thường xuyên, gắn kết và đồng nhất.

Hoạt động bảo trợ truyền thông thường được thực hiện bởi các cơ quan báo chí, truyền hình, các công ty truyền thông hoặc các tổ chức hoạt động khác có hệ thống các website, các kênh truyền thông trên các nền tảng internet, mạng xã hội.

Mục đích chính của hoạt động bảo trợ truyền thông là giúp cho đơn vị/tổ chức được bảo trợ đăng tải các thông tin truyền thông của họ (cho một sự kiện hay các hoạt động thường xuyên). Điều này giúp cho thương hiệu/sản phẩm của tổ chức đó, đơn vị đó có khả năng tiếp cận nhiều hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn với tệp khách hàng tiềm năng hoặc đối tượng người dùng cụ thể mà họ hướng tới.

Các hoạt động bảo trợ truyền thông sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cũng như quy mô của chiến dịch truyền thông, dựa vào thỏa thuận của cả 2 bên trong quá trình bảo trợ. Nhưng hầu hết nó sẽ được diễn ra thường xuyên hơn, chủ động hơn và tập trung vào mục đích bảo vệ và xây dựng hình ảnh tốt đẹp, nhận diện tích cực về truyền thông cho chủ thể được bảo trợ trong mắt công chúng.

Bảo trợ truyền thông không phải là “bảo kê truyền thông”

Trên thực tế, tôi thấy có nhiều người, nhiều doanh nghiệp đang vô tình bị hiểu nhầm khái niệm về bảo trợ truyền thông. Họ nghĩ rằng khi được một tờ báo, một đài truyền hình hoặc một bên đối tác nào đó ký cam kết về việc bảo trợ truyền thông thì đồng nghĩa với việc dù sai hay đúng, dù hoàn cảnh nào đi nữa thì họ cũng sẽ được bên bảo trợ đứng ra bảo vệ.

Quả thực, nhiều trường hợp đã diễn ra như vậy và bên được bảo trợ tự tin là họ đã được “bảo kê truyền thông” vì lý do sự hiểu lầm hoặc trao đổi quan điểm không rõ giữa các bên. Thành ra, khi cam kết về việc bảo trợ truyền thông, bên được bảo trợ đặt quan điểm là “dù tôi có sai ông cũng phải nói là tôi đúng’.

Điều này là hoàn toàn không đúng, sai cả về nghĩa của từ “bảo trợ” lẫn khái niệm trong hoạt động thực tế. Vì vậy, các bên (kể cả bên bảo trợ và bên được bảo trợ) cần xác định rõ nhu cầu, yêu cầu, quyền lợi và trách nhiệm trong công việc cụ thể với nhau trước khi ký kết các hợp tác về bảo trợ truyền thông. Điều này tránh cho các doanh nghiệp, các thương hiệu sản phẩm không bị chủ quan rơi vào các nguy cơ về khủng hoảng truyền thông không đáng có sau này.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và các kênh thông tin truyền thông như ngày nay, thì khái niệm “bảo kê truyền thông” là điều không thể có, không thể khả thi và nó hoàn toàn không thể tồn tại. Có thể, sẽ có người nào đó, tổ chức nào đó họ có những mối quan hệ và tầm ảnh hưởng nhất định trong truyền thông và khi bạn xảy ra sự cố, họ có thể phần nào giúp bạn xử lý vấn đề hoặc giảm nhẹ đi các thiệt hại. Thế nhưng, để khẳng định rằng có ai, tổ chức nào có thể tự tin “bảo kê truyền thông” cho thương hiệu của bạn không bao giờ “gặp sóng gió” hay không thì chắc chắn là không.

Bạn có thể cập nhật thêm được nhiều những câu chuyện, kiến thức về quản trị và xử lý khủng hoảng truyền thông bằng cách nhấn nút theo dõi (follow) kênh Tiktok của Nhà báo Ngự Miêu tại đây.

Nhà báo Xuân Thời

Nhà báo NGỰ MIÊU – Người chia sẻ các câu chuyện & kiến thức về khủng hoảng truyền thông


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.