Câu chuyện về “Lễ khai giảng Nguyệt Linh” và điều giật mình cần xem lại trong sự tốt đẹp mà chúng ta đang làm


11 tuổi, cô bé Nguyễn Nguyệt Linh viết thư gửi hơn 40 thầy cô hiệu trưởng ở Hà Nội, mong muốn không thả bóng bay ngày khai giảng. Từ đây, bắt đầu dấy lên một hồi chuông thực sự cho những điều chúng ta vốn tin là tốt đẹp.

Mấy ngày hôm nay, báo chí và cộng đồng mạng xôn xao xung quanh câu chuyện cô bé Nguyễn Nguyệt Linh (học trò lớp 5M2 trường Marie Curie -Hà Nội) với câu hỏi “trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng, hoặc hạn chế số lượng bóng bay có được không”?

Cô bé bày tỏ rằng, các nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời vào lễ khai giảng, nhưng khi tìm thấy thông tin bóng bay được làm từ nilon hoặc cao su, có thể gây hại đến các loài chim hay sinh vật khác, em mong muốn các trường không tổ chức hoặc hạn chế hoạt động này. Một ý tưởng đẹp và ý nghĩa sâu sắc của cô bé lớp 5 khiến nhiều người lớn giật mình.

Một cô bé, sắp bước vào lớp 6, yêu môi trường, luôn có ý thức lan toả tinh thần đó cho mọi người, đã xin phép người thầy dạy chụp ảnh của mình Lekima Hùng, để có thể lan toả thông điệp không thả bóng bay lên trời, “bay cao ước mơ của học sinh – giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển” mà thầy từng chia sẻ, tới hơn 40 thầy cô hiệu trưởng của các trường học khắp Hà Nội.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Cô bé Nguyệt Linh – người có bức thư về thông điệp không thả bóng bay trong ngày khai giảng.

Thời điểm này, các trường học đang chuẩn bị cho học sinh bước vào năm học mới, và tất nhiên, lễ khai giảng cũng sẽ diễn ra. Mỗi năm, khắp Việt Nam có tới hàng nghìn, hàng triệu quả bóng bay được thả lên trời, đồng nghĩa với việc, sự sống của bao nhiêu sinh linh chim trời, cá biển bị đe doạ, tiền bạc bị lãng phí, đồng thời bóng bay bơm khí hydro còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Nguyệt Linh hiểu rõ những nguy cơ đó, cô bé tự tin, dũng cảm, muốn bày tỏ chính kiến của mình. Em tự đi tìm, xin địa chỉ email của hơn 40 thầy cô hiệu trưởng của các trường học, và bằng giọng văn trang trọng, chững chạc và cũng quyết đoán nhất, em đã thuyết phục nhiều thầy cô, để họ “gật đầu” với đề xuất khai giảng không thả bóng bay.

Thực ra, việc thả bóng bay trong ngày khai giảng đã là hình ảnh quen thuộc với chúng ta đã nhiều năm nay.Với thông điệp gửi đi những ước mơ, chắp cánh những ước mơ cho các em học sinh trong ngày tựu trường, việc thả những chùm bóng bay mang theo giá trị nhân văn, tốt đẹp. Bởi thế, như một “tục lệ”, việc này diễn ra ở hầu khắp những lễ khai giảng, từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến nông thôn…

Nhưng, sau khi lá thư của cô bé Nhật Linh được gửi đi cho hàng chục trường học khác, bỗng chúng ta giật mình cần xem lại trước hành động thả bóng bai trong lễ khai giảng – điều mà chúng ta vốn tin rằng đó là việc làm tốt đẹp.

Thế nhưng, từ lá thư của một cô bé chuẩn bị vào lớp 6, thì người ta giật mình hiểu ra rằng, thông điệp “bay cao ước mơ của học sinh” lại vô tình trở thành mối nguy hiểm với môi trường sống của thiên nhiên, bởi nó có thể “giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển”. Dưới đây là nguyên văn lá thư mà Nguyệt Linh đã gửi đi:

“Hà Nội, ngày 24 tháng 7, năm 2019

Kính thưa Thầy/cô hiệu trưởng,

Con là Nguyễn Nguyệt Linh, chuẩn bị năm nay là con lên 6. Năm lớp 5 con là học sinh 5M2, trường Marie Curie, Hà Nội.

Con biết là hằng năm khi bắt đầu khai giảng nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời. Sau những thông tin con tìm thấy được thì bóng bay được làm từ nilon tức là từ nhựa và khi thả bóng bay lên thì các chú chim hoặc các động vật khác khi nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói. Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú Rùa biển và các loài sinh vật biển khác được biết là đã bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa biển. Ruy băng và dây buộc bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và dẫn tới cái chết ạ. Vậy nên bây giờ con nghĩ rằng trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng hoặc hạn chế số lượng bóng bay, có được không ạ? Con chỉ muốn gửi thông điệp:

THẢ BÓNG BAY LÊN TRỜI: BAY CAO ƯỚC MƠ CỦA CÁC HỌC SINH- GIẾT ƯỚC MƠ CỦA BAO CHÚ CHIM VÀ RÙA BIỂN

Hiện nay, thế hệ chúng con bắt đầu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường. Con rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô ạ.

Con xin chân thành cảm ơn.

Nguyễn Nguyệt Linh (Marie Curie)

“Tôi nổi da gà khi đọc thư của con. Việc thả bóng bay ở lễ khai giảng, nhiều sự kiện ở trường ta và các nơi khác, đã thành một thói quen “sang trọng”. Nhưng không mấy ai nghĩ đến những hệ lụy mà cô học trò bé nhỏ của thầy đề cập trong thư. Đó là kết quả thật đáng tự hào của nhà trường, gia đình và xã hội trong sự giáo dục “thế hệ chúng con” – công dân thế kỷ 21!”, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie rất bất ngờ và xúc động viết thư phúc đáp cô học trò. (trích đọc ở báo Dân Trí).

Được biết, thông điệp này được khởi nguồn từ anh Lekima Hùng – thầy dạy chụp ảnh và truyền động lực cho chính Nguyệt Linh. Và câu chuyện xung quanh lá thư gây sốt của Nguyệt Linh có lẽ đã có nhiều sự hỗ trợ khác nữa để tạo lên được hiệu ứng như hiện tại, thế nhưng sự thật thì chúng ta phải thừa nhận rằng câu chuyện này đang thực sự gây xôn xao dư luận thật.

Điều mà hầu hết tất cả chúng ta cần ngẫm lại, xem lại là liệu có khi nào, ngay trong chính những điều mà hàng ngày chúng ta tin rằng, đó là sự tốt đẹp có khi nào lại là một điều “không tốt đẹp” ở một khía cạnh nào khác hay không? Nếu không có câu chuyện của Nguyệt Linh lần này, có lẽ nhiều người cũng giống tôi – đến tận bây giờ vẫn cứ tin rằng việc thả bóng bay trong ngày khai giảng là một hình ảnh đẹp và dần được phát huy?

Nếu không có lá thư của Nguyệt Linh, chúng ta khó có thể biết được rằng việc những quả bóng bay  lên trời kia lại trở thành “sát thủ” với sự sống của nhiều chim trời, cá biển hay chăng. Và khi cả thế giới đang vội vàng, gấp rút tìm cách để bảo vệ môi trường sống, thì việc chúng ta thả những quả bóng bay lên bầu trời là chúng ta đang thả một phần nguy cơ ô nhiễm mà cũng chẳng hay.

Trên báo Dân Trí có thông tin: Không chỉ có trường Marie Curie, nhiều trường học trong cả nước đã lên tiếng hưởng ứng và khẳng định sẽ tổ chức lễ khai giảng không thả bóng bay để bảo vệ môi trường theo ý tưởng của nữ sinh 12 tuổi.

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng quan ngại ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về thải rác thải nhựa ra biển (theo thống kê của báo Wall Street Journal công bố năm 2018) chưa kể mức độ ô nhiễm không khí ở một số thành phố lớn cũng đáng được quan tâm.

Trước những hậu quả khôn lường do ô nhiễm môi trường có thể gây ra, nhiều năm nay, Nhà nước và một số địa phương đã có nhiều kế hoạch, chương trình hành động như trồng triệu cây xanh, tăng nặng xử phạt các hành vi xả thải, phá hoại môi trường…

Tuy nhiên, một số người vẫn cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm “trên cao”, cá nhân mình có xả thải không đúng cách cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều… Kết quả là chính người lớn cũng không làm gương để giáo dục trẻ em.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Đã đến lúc chúng ta cần dừng lại việc thả bóng bay lên bầu trời trong lễ khai giảng. dù rằng nó mang thông điệp tốt – ảnh minh họa.

Chúng ta thả bóng bay với ý nghĩa gửi gắm những ước mơ bay cao bay xa khởi đầu một năm học mới hào hứng cho các học trò nhưng không nghĩ đến việc bóng bay sẽ gây tác hại với môi trường sống.

Chúng ta thả hoa đăng, đèn lồng như một nét đẹp văn hóa gửi gắm mong cầu nguyện vọng trong các lễ vu lan báo hiếu, cầu siêu, phóng sinh… nhưng đèn lồng, hoa đăng (làm từ nhựa, nilon, giấy, cao su…) được thả xuống sông hay trên trời có thể ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật. Rồi trong lễ khai trương, khánh thành, động thổ…, những chùm bóng bay đủ màu sắc được sử dụng và thả lên trời để thể hiện sự nhiệt huyết, quyết tâm.

Và bé Nhật Linh đã nhẹ nhàng “dạy” chúng ta cách tôn trọng và bảo vệ môi trường sống. Em sớm nhận ra nghi lễ thả bóng bay là một trong những hành động gây hại cho môi trường mà hoàn toàn có thể bỏ được.

Chúng ta ngưỡng mộ, cảm phục sự dũng cảm, tự tin, sáng tạo của Nguyệt Linh, và trong câu chuyện này, tôi cũng vô cùng trân trọng thầy hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang của Trường phổ thông Marie Curie Hà Nội, ngôi trường mà Nguyệt Linh đang theo học. Không chỉ đồng ý với Nguyệt Linh không thả bóng bay trong lễ khai giảng sắp tới, hồi đáp em bằng một lá thư đầy tin yêu, thầy Nguyễn Xuân Khang còn vô cùng tôn trọng cô học trò nhỏ của mình, bằng việc làm tôn vinh sự dũng cảm, ý tưởng sáng tạo của em, lễ khai giảng năm học mới của Trường phổ thông Marie Curie Hà Nội sẽ mang tên “Khai giảng Nguyệt Linh”.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Bài chia sẻ của mình mang cảm nghĩ cá nhân khi đọc được câu chuyện về Nguyệt Linh trên báo Dân Trí và các báo khác. Mọi người cùng thảo luận về vấn đề này nha. Câu chuyện này ý nghĩa mà!

Mr. Sựt

 


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.

0 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>