Cay đắng từ khủng hoảng truyền thông cho lớp mầm non Zing Zing: tham và ngu thì chỉ có “chết”


Nhóm trẻ mầm non độc lập Zing Zing ở phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội đã bị đình chỉ hoạt động, đồng thời bị phát hiện thêm nhiều sai phạm khác. Đây chính là hệ lụy của việc vừa tham vừa ngu cộng thêm với hậu quả từ khủng hoảng truyền thông.

Bạn có thể theo dõi nhiều nội dung tương tự hơn trên Tiktok Nhà báo Ngự Miêu – Tiktok Nhà báo Xuân Thời hoặc kênh Youtube khủng hoảng truyền thông.

Nhóm mầm non Zing Zing bị tố cho trẻ hơn 1 tuổi ăn mỳ tôm

Theo thông tin trên báo chí, sự việc bắt nguồn từ một bài viết trên Facebook. Người đăng bài cho biết hiệu trưởng một trường mẫu giáo ở khu vực Phương Mai cho học sinh hơn 1 tuổi ăn mì tôm hai lần một tuần, kèm ảnh chụp mâm có 8 bát mì “không người lái” và vài hộp caramen.

Ngoài ra, bài đăng còn chia sẻ video các bữa ăn khác, khi là bát mì trắng, bữa là cháo rau xay loãng… Trẻ thường được cho ăn mì tôm vào bữa phụ lúc 14h30, ảnh do giáo viên chủ nhiệm cung cấp. Gia đình nhiều lần hẹn gặp cô hiệu trưởng để hỏi nhưng bị trì hoãn hoặc phủ nhận.

Theo người đăng bài, học phí ở đây khoảng 4 triệu đồng một tháng, trong đó tiền ăn là 50.000 đồng một ngày.

Tất nhiên, sự việc này ngay lập tức nhận được sự quan tâm và phản ứng của cộng đồng mạng. Và ngay sau đó thì các cơ quan chức năng liên quan, cơ quan quản lý họ đã tiến hành kiểm tra, xác minh sự việc. Và cái kết là nhóm trường mầm non độc lập Zing Zing này đã bị đình chỉ hoạt động. Không những thế, đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện nhóm lớp này vi phạm nhiều quy định trong quản lý, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Các bé tại nhóm lớp mầm non Zing Zing được cho ăn mì tôm “không người lái”.- ảnh MXH FB

Cụ thể, mầm non Zing Zing này có quy mô nhóm lớp gồm 2 lớp với 16 trẻ, 4 giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ tại 2 lớp và 1 nhân viên phục vụ công tác nuôi dưỡng. Với số giáo viên là 4 người là không đúng với hồ sơ xin cấp phép ban đầu, thiếu hợp đồng lao động, bằng cấp, giấy khám sức khỏe, 2/4 giáo viên không có bằng cấp đào tạo chuyên ngành Giáo dục mầm non.

Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở nhóm lớp này không đảm bảo: Không triển khai thực hiện hệ thống số quản lý nhóm lớp; Xây dựng thực đơn cho lứa tuổi nhà trẻ chưa phù hợp, tự ý thay đổi thực đơn không phù hợp; Không thực hiện đầy đủ hệ thống sổ chăm sóc nuôi dưỡng theo quy định, chưa thực hiện việc tính khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ; Công tác chế biến tại nhóm trẻ chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,…

Bài học về khủng hoảng truyền thông cho các trường mầm non

Với các sai phạm trên, nhóm lớp này đã bị đình chỉ hoạt động và chắc chắn sẽ kèm một khoản xử phạt vi phạm hành chính không hề nhỏ.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Bữa cơm được cho là ở nhóm trẻ Zing Zing. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thế nhưng, hậu quả nặng nề nhất đó chính là việc tổn hại nặng nề về tài chính doanh thu khi sự việc xảy ra. Cụ thể, khi bị đình chỉ hoạt động, nhóm lớp mầm non này sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã thu cho suốt kỳ học của trẻ; lãnh đạo của nhóm lớp mầm non này cũng sẽ phải nộp phạt hành chính cho các sai phạm của mình.

Không những thế, sự việc này sẽ được coi là “phốt” đối với những người chủ của nhóm trường mầm non Zing Zing. Sau này, nếu họ sẽ tiếp tục hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mần non thì câu chuyện của ngày hôm nay sẽ còn theo họ mãi về sau khi người ta nhắc đến phốt, đến giá trị đạo đức của người quản lý trường mầm non đó. Chắc chắn, nếu sự việc này không được quên đi thì nó sẽ còn được moi móc trở lại bất kỳ khi nào, và nó chính là sao quả tại cho chủ thể của ngôi trường này trong tương lai về sau.

Đánh giá về sự việc này, dưới góc nhìn của khủng hoảng truyền thông thì nhà báo Xuân Thời cho rằng: đây là hệ lụy của việc tham và ngu sau đó dẫn đến khủng hoảng truyền thông.

Với số tiền 50.000đ/trẻ/ngày và học phí là học phí là 4 triệu đồng/tháng, lẽ ra khẩu phần ăn và chất lượng giảng dạy sẽ đạt được chất lượng nhất định ở một mức hoàn toàn khác. Nhưng việc đưa khẩu phần ăn cho trẻ hơn 1 tuổi là mỳ tôm đã chứng minh sự tham lam của chủ thể trong câu chuyện này, họ tham tiền nên đã cố gắng hạn chế tối đa chi phí cho bữa ăn của trẻ.

Chính vì sự tham đó dẫn đến chuyện sự việc bị “bóc phốt” trên mạng xã hội sau đó thành khủng hoảng truyền thông. Và khi sự việc xảy ra, thay vì tìm cách giải quyết vấn đề, thì chủ thể của ngôi trường này lại tìm cách né tránh không trả lời, không gặp gỡ phụ huynh học sinh. Đó chính là cái ngu trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông.

Cái ngu tiếp theo, khi tổ chức và vận hành một nhóm lớp mầm non với quy mô như này, thì chủ trường đã không có đầy đủ kiến thức trong quy định của pháp luật. Chính vì thế họ đã không tuân thủ hoặc không đầy đủ trong việc tuân thủ các quy định có liên quan. Khi bị cơ quan chức năng kiểm tra thì họ sẽ không có cơ hội để khắc phục được vấn đề dẫn đến các kết là bị dừng hoạt động.

Theo Thông tư 49 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non độc lập do cá nhân hoặc cộng đồng dân cư đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định. Tùy quy mô (dưới 7 hoặc trên 7 trẻ), giáo viên phải đạt tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo (từ cao đẳng sư phạm trở lên), được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Và theo những kiến thức về khủng hoảng truyền thông được chia sẻ từ chuyên gia đào tạo về khủng hoảng truyền thông – nhà báo Ngự Miêu, thì sự cay đắng lần này của nhóm lớp mầm non Zing Zing chính là lời cảnh tỉnh sâu sắc nhất cho những chủ trường đang có các lớp mầm non, các trường học ở các cấp cần chú ý cao độ về sự nguy hiểm của lĩnh vực này. Ở thời điểm phát triển hiện tại của MXH và công nghệ số, bất kỳ một sự tham lam và ngu dốt nào về kiến thức khủng hoảng truyền thông đều có thể dẫn tới sự diệt vong trong sự nghiệp và kinh tế của các bạn.

Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn trước khi bạn mất đi tất cả! Hãy vào nhóm BÓC PHỐT TRUYỀN THÔNG – Khủng hoảng truyền thông từ lý thuyết đến thực tiễn để lại bình luận để cùng Nhà báo Ngự Miêu (Nhà báo Xuân Thời) trao đổi về đề tài này nhé.

Nhà báo Xuân Thời

Nhà báo NGỰ MIÊU – Người chia sẻ các câu chuyện & kiến thức về khủng hoảng truyền thông


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.