Chuyện cô giáo Thảo và clip nam sinh vung tay tát cô giáo ngay trong lớp học


Mới đây, cư dân mạng xôn xao trước đoạn video ghi lại cảnh naam sinh vung tay tát cô giáo ngay trong lớp học. Câu chuyện khiến nhiều người bức xúc, và cũng suy nghĩ nhiều về nguy hiểm đạo đức ở môi trường giao dục hôm nay. Bất chợt, Ngự Miêu tôi nhớ đến drama đi qua nhiều tuổi thơ, tiềm thức học trò năm xưa với cụm từ “cô giáo Thảo”

Nguồn gốc truyện Cô giáo Thảo

Khoảng thế hệ cuối 8x, đến sang đầu 9x dường như không ai không biết hoặc từng nghe nói đến cụm từ Cô giáo Thảo. Hình như nó từng là một cuốn sách (truyện) rồi sau đó lần lượt có cácphiên bản phim, video, clip… tất nhiên, mọi thứ đều là lậu.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Truyện Cô giáo Thảo được biết đến nhiều vào những năm 90, sau đó dần được chuyển thể thành nhiều hình thức khác nhau với nhiều phiên bản nội dung được thay đổi.

Vì thế, giờ nhắc đến câu chuyện này, dường như có nhiều phiên bản, cốt truyện khác nhau được kể lại. Nhưng, hầu hết các phiên bản đều xoay quanh câu chuyện tình của một cô giáo cùng với học sinh của mình, và tất nhiên, đó là tổng quan về những giao thoại se .x. Dưới đây là một số thông tin về nhân vật này, câu truyện này:

Cô giáo Thảo đề cập tới 1 tác phẩm truyện người lớn với nhân vật chính là 1 giáo viên cùng tên xuất hiện từ khoảng giữa những năm 199x. Đây được coi là 1 trong những tác phẩm truyện người lớn đầu tiên và cũng là nổi tiếng nhất của Việt Nam. Cụm từ “Cô giáo Thảo” cũng được sử dụng rộng rãi trong xã hội như 1 meme phổ biến mang hàm ý dung tục.

Nội dung câu chuyện này kể về mối quan hệ giữa 1 nữ giáo viên góa chồng tên Thảo với nam sinh tên Nam. Do chồng mất sớm, thiếu thốn về tình cảm và cả sinh lý, nên cô giáo Thảo mong muốn tìm kiếm cho mình một bạn tình. Và Nam – học trò của cô là người được lựa chọn. Sau đó, là những tháng ngày họ bên nhau, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện cuộc sống, và tất yếu là cả vấn đề về chuyện giường chiếu nữa. Bộ truyện người lớn này dùng ngôn ngữ và tả khá chân thực về đời sống tình cảm của 2 người.

Sau những năm đầu được lưu truyền chủ yếu dưới dạng truyền tay, đầu những năm 2000, câu chuyện này bắt đầu trở nên phổ biến trên mạng Internet, đặc biệt tại những diễn đàn người lớn. Cho tới rất nhiều năm sau, đây vẫn là tác phẩm được xem như huyền thoại và nổi tiếng nhất trong số các sản phẩm truyện người lớn tại Việt Nam.

Chuyện nam sinh chửi bậy, tát cô giáo đòi điện thoại

Chắc nhiều người sẽ thắc mắc tại sao Ngự Miêu tôi lại lấy câu truyện về cô giáo Thảo để nói về câu chuyện này. Đúng, nó chẳng có chút gì là liên quan cả, dù là cũng câu chuyện cô giáo và nam sinh.

Nhưng, nếu mọi người tìm hiểu và chú ý sẽ thấy, thực ra, dù là một câu chuyện người lớn, nhưng cô giáo Thảo bản thực sự của nó hoàn toàn được viết chân phương, khắc họa câu chuyện tình đầy éo le và có những ý nghĩa văn học nhất định của nó. Mãi về sau này, người ta mới dựa vào từ khóa đó để sản xuất ra những sản phẩm thực sự là đồi bại và gây nguy hiểm cho tâm sinh lý nhiều thế hệ học trò.

Nhưng, cô giáo và học sinh ngày nay thì sao? Chỉ cần bạn seah từ khóa liên quan, sẽ thấy một loạt các kết quả trả về trên google cho thấy: nào là cô giáo tát học sinh, cô giáo đánh học sinh, rồi thì học sinh đánh cô giáo, học sinh chửi bậy, học sinh phá phách giáo viên…

Gần đây nhất, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại sự việc mới đây được chia sẻ trên mạng xã hội. Theo đó, một nam sinh cấp 3 tức tối khi bị cô giáo thu điện thoại trong giờ học. Cậu này lớn tiếng yêu cầu cô trả đồ, đồng thời chửi bậy khiến nhiều học sinh khác bất ngờ. Nhiều bạn can ngăn nhưng cậu học sinh ngày càng hung hăng.

Đỉnh điểm, nam sinh lao lên bục giảng, giật chiếc điện thoại trên bàn và tát thẳng vào mặt cô giáo. Hành động khiến cả lớp kinh ngạc. Sự việc đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Hành xử vô lễ của nam sinh đang bị chỉ trích gay gắt.

Thế nhưng, có 1 điều đáng lạ hơn nữa là, dù gay gắt là thế, dù gây bức xúc là thế, mà đã gần 2 ngày trôi qua tôi vẫn chưa thấy bất kỳ một thông tin chính thống nào được phát đi từ nhà trường, từ gia đình về hành vi và chân tướng sự việc này cả. Nó không giống với nhiều vụ việc giáo viên tát học sinh đã từng xảy ra trước đây. Không cần biết lý do là gì, nhiều sự việc giao viên đánh học sinh, kỷ luật học sinh ngay lập tức bị dư luận, phụ huynh gây áp lực lên nhà trường và cơ quan chức năng. Và cũng ngay lập tức thì giáo viên đó bị kỷ luật, thậm chí có người bị đuổi việc.

Cá nhân Ngự Miêu không cổ súy cho các hành đồng đó, cũng không cảm thông nếu là hành vi sai trái, nhưng vấn đề cần được nói ở đây là sự công bằng. Tại sao đến giờ vẫn không ai hay biết cậu học sinh đó là ai, vì sao cậu ấy có hành vi như vậy? sự việc thực ra là gì? và nếu như cậu ta sai thì hình phạt nào là thích đáng?

Có một bộ phận không nhỏ phụ huynh bây giờ, họ đã vô tình nuôi dưỡng con họ trong một nền giáo dục lệch lạc. Họ vội vã, cuồng dữ lên tiếng khi con của mình bị giáo viên kỷ luật hay đánh mắng, nhưng họ không quan tâm rằng đâu mới là hành hung, đâu mới là nghiêm khắc trong giáo dục. Từ đó, họ vô tình đẩy con họ vào trạng thái chúng luôn đúng và giáo viên sẽ luôn sai.

Dưới góc độ của ngành giáo dục, có lẽ cũng đã đến lúc cần tìm ra được nguyên nhân và phương pháp để thực sự chấm dứt được những tình trạng như này. Cần chấm dứt các hành vi thái quá, lấy danh nghĩa là nghiêm khắc để giáo dục sai học sinh của một số giáo viên. Nhưng cũng cần phải mạnh tay để “tiêu diệt” những tư tưởng sai lệch  trong giáo dục của phụ huynh và chính học sinh.

Nếu không làm sớm, làm ngay thì tương lai chúng ta sẽ có một bộ phận con người hỏng thực sự. Họ cho họ mọi quyền, kể cả quyền được sai nhưng luôn tin rằng mình đúng.

Tôi là Ngự Miêu


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.

0 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>