Có nên ngồi nghe những người “nói phét”?


Tôi thì tôi vẫn thích dành thời gian để nghe mấy “ông tướng nói phét” khi có thể. Thậm chí, tôi thấy thú vị và chăm chú nghe mỗi khi họ nói phét đến điều gì đó mà tôi đang suy nghĩ.

Bạn có thể theo dõi nhiều nội dung tương tự hơn trên Tiktok Nhà báo Ngự MiêuTiktok Nhà báo Xuân Thời hoặc kênh Youtube khủng hoảng truyền thông.

Trước hết, chúng ta cùng xem lại cho đúng nghĩa của từ “nói phét” nhé!

Nói phét là một khẩu ngữ, ý nói là nói quá xa sự thật những điều cho như là mình có thể làm được. Đồng nghĩa với nó có thể là: khoác lác, nói khoác, nói phách, phét lác..

Nhưng, nói phét không hoàn toàn được hiểu là “nói dối” nhé. Vì nói dối là nói ra một điều không đúng sự thật, còn nói phét là nói ra một điều chưa chắc đã là sự thật.

Thường, những người nói phét (hay như bây giờ chúng ta có một khái niệm cho nó là: chém gió) là những lúc mà người đó đang muốn nói về một điều gì đó mà chính từ trong bản thân họ mong muốn.

Ví dụ, một người muốn xây dựng được một sự nghiệp lớn, họ có thể nói phét về những cách họ sẽ làm; Những người muốn làm giàu, họ cũng có thể nói phét về những “cách làm giàu”. Một người muốn nổi tiếng, họ cũng sẽ nói phét về “nghệ thuật để tạo ra sự nổi tiếng”; những người muốn thành công thì họ sẽ nói phét về “kỹ năng để thành công”.

Sự “nói phét” thường chỉ được dùng trong các hoàn cảnh mà bản thân người đó chưa làm được cái điều mà họ đang nói. Và cũng chỉ họ mới là những người được tôi nhắc tới trong stt này: có nên nghe những người nói phét?

Như đã nói ở trên, theo tôi thì chúng ta nên nghe những người nói phét, người chém gió. Xin lưu ý, từ “nghe” ở đây được hiểu theo nghĩa đen, là một động từ chứ “nghe” không có nghĩa là đồng tình, là làm theo…những người nói phét hoặc những điều nói phét ấy.

Đa phần, tâm lý của những người nói phét là họ đang cố gắng muốn truyền đi một thông điệp đến người nghe rằng: tôi hiểu vấn đề, tôi quá hiểu vấn đề, thậm chí là tôi có thể điều khiển được vấn đề. Khi họ nói phét như thế, ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp của “thị dục huyền ngã” thì cũng có thể là hậu quả của một sự ảo tưởng, hoặc cảm giác muốn chiếm đoạt, muốn đặc biệt muốn được chú ý.

Thế nhưng còn có 1 vấn đề nữa mà ít người nhận ra. Đó là, thường những điều mà họ đang “nói phét” cũng chính là ước mơ, là khát vọng của chính họ. Rồi những điều mà họ đang nói phét ấy, chính là những gì họ đang nghĩ, đang muốn làm … chỉ có điều là ở hiện tại họ chưa làm được hoặc chưa có điều kiện làm được.

Cũng có thể, những điều họ đang nói phét kia chỉ là một sự “copy pase” từ đâu đó, của một người khác nào đó thôi, nhưng nó được ý thức của “người nói phét” này chấp nhận, lưu trữ và sử dụng, bởi họ tin rằng điều đó đúng.
Thậm chí, khi có sự tác động, phản hồi tích cực từ người nghe, “người nói phét” thậm chí có thể nói rất dài, rất nhiều, rất…hay, hay không khác gì mấy ông ….diễn giả nổi tiếng – những người mà có khi chúng ta muốn nghe phải bỏ tiền ra để mua vé.

Mà sự thật, những ông diễn giả, những điều các ông ấy nói, về cơ bản cũng chỉ là… nói phét mà thôi. Chỉ có điều, các ông ấy sẽ có những cơ sở nhất định nào đó, để làm nền cho sự nói phét của mình. Vì thế, người nghe rủ nhau tin; Còn những “thằng nói phét” cho dù có nói hay đến mấy đi nữa thì rốt cuộc cũng vẫn chỉ là…thằng nói phét, không thể thằng một “Ông diễn giả” được.

Nhưng, tại sao tôi vẫn nghe và tôi muốn khuyên các bạn nên ngồi lắng nghe những “thằng nói phét”? Tất nhiên là, nếu chúng ta không quá bận, và cảm xúc cho phép thì hãy nên dành thời gian để nghe những “thằng nói phét” nói. Vì sao? Như tôi nói bên trên, những “thằng nói phét” nói những điều mà đa số nó đi “ăn cắp” được từ những người khác, sau đó nó sâu chuỗi lại thành một vấn đề mang tính khoa học một chút, hợp lý một chút và sau đó nó thể hiện lại. Vậy thực chất, ngồi nghe “nói phét” cũng là một cách để chúng ta chiêm nghiệm, chúng ta chắt lọc những kiến thức chứ có đúng không?

Hãy thử nghĩ xem, “thằng nói phét” nói về “ngày mai thế này, ngày mai thế kia, tôi thế này, tôi thế kia…” có thể là những điều mà bản thân nó không làm được, thậm chí chẳng bao giờ làm được, nhưng điều đó không có nghĩa bạn cũng không làm được đúng không?

Chưa biết chừng, cái mà với họ thì là nói phét nhưng với bạn lại thành một chân lý thì sao? Quan trọng là cách bạn tiếp thu và vận dụng những điều ấy mà thôi. Hãy thử tưởng tượng xem, một thằng say mê ngồi “nói phét” với bạn về một kế hoạch, về một hành trình, về một….gì gì đó… Nó nói trong sự say mê của “một thằng nói phét” thậm chí nói những điều mà vừa nói nó vừa mơ màng tưởng tượng… Nhưng biết đâu, chỉ cần bạn lắng nghe thì chính cái “thằng nói phét” ấy lại vô tình trở thành một “người khai sáng” và những ý tưởng tuyệt vời có thể sẽ lóe sáng trong đầu bạn từ những điều đang được “thằng nói phét” kia bla …bla…?

Nói tóm lại, nếu có thời gian, hãy cố gắng tìm cho bản thân một sự hứng thú để nghe mấy thằng “nói phét”. Vì những điều ấy hoàn toàn có thể chính là gốc dễ dẫn đến sự kì diệu nào đó trong cuộc đời bạn mà sau này bạn sẽ hiểu.

Tôi thì tôi vẫn thích dành thời gian để nghe mấy “ông tướng nói phét” khi có thể. Thậm chí, tôi thấy thú vị và chăm chú nghe mỗi khi họ nói phét đến điều gì đó mà tôi đang suy nghĩ. Và sự thật thì không dưới 1 lần tôi đã được giải thoát các thế bí, các tình huống khó xử trong công việc, trong cuộc sống từ chính những lần nghe người khác…nói phét.

Cuối cùng, ví dụ như bạn đã đọc đến tận dòng này rồi, và bạn định comment câu: “Nói phét” thì hãy làm ngay đi, vì tôi tin là mấy dòng nói phét này sẽ có ích cho một ai đó đấy.

Hehe! Hãy nhấn like, comment hoặc chia sẻ nếu bạn tin rằng tớ đang….nói phét nhá!

Tôi là Ngự Miêu


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.

0 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Mới đây, câu chuyện về thương hiệu thịt chua Trường Foods bị thịt chua Bảo Vinh “tố” là đã sử dụng sai qu...
Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam chính thức khởi tranh giải thưởng Giọng Thu Vàng 2025 – cơ hội để tỏa sáng trên sàn đấ...
Nàng Hoa hay Lê Thị Hoa (chữ Hán: 黎氏華; 2 TCN – 41) là một nữ tướng thời Hai Bà Trưng, khởi nghĩa tại vùng Nga S...
Quán bún riêu số 54 Bạch Mai (Hà Nội) bị tố bán 3 bát bún riêu với giá “chặt chém” 1,2 triệu đồng gây sốt...
“Ok!Mợ rảnh” là tên của một tiktoker khá nổi tiếng, nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt l...