Điều bất ngờ trong vụ khủng hoảng truyền thông sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm thừa, canh cặn


Liên quan đến vụ tân sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm thừa, canh cặn mà VTV24 phản ánh, câu chuyện đang trở thành một đề tài được quan tâm mạnh mẽ của dư luận. Thế nhưng, dưới góc độ của lĩnh vực về khủng hoảng truyền thông, thì liệu rằng có điều gì cần được phân tích ở đây hay không? liệu khủng hoảng đã bỏ sót ai hay ai đã may mắn “thoát nạn” trong sự vụ này hay không? Dưới đây là một vài chia sẻ qua góc nhìn cá nhân của Nhà báo Ngự Miêu trong vấn đề về xử lý khủng hoảng truyền thông.

Theo thông tin phản ánh trên báo chí, sự việc tại Đại học Bách Khoa Hà Nội liên quan đến chất lượng bữa ăn trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng đã gây bức xúc dư luận. Một số sinh viên phản ánh rằng họ phải ăn cơm canh thừa từ bữa trước và phát hiện dị vật bất thường như gián trong thức ăn. Cụ thể, cơm thừa từ bữa trước và canh ăn dở được gom lại để tái sử dụng cho các suất ăn tiếp theo. Điều này khiến nhiều sinh viên phải chọn cách ăn bánh mì thay vì sử dụng suất ăn tại nhà bếp.. Sau khi sự việc này bị VTV phản ánh, thì ngay lập tức đã trở thành một đề tài được dư luận quan tâm mạnh mẽ, báo chí truyền thông đồng loạt vào cuộc bàn về vấn đề này. Tâm điểm của dư luận hướng vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội – nghĩa là khủng hoảng truyền thông đang trực diện tác động vào chủ thể là trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Dưới đây là phân tích của Nhà báo Ngự Miêu về sự việc này dưới góc nhìn của quản trị và xử lý khủng hoảng truyền thông:

Diễn biến sự việc

  1. Phát hiện và phản ánh:
    • Tân sinh viên tham gia kỳ học Giáo dục Quốc phòng tại ĐH Bách Khoa Hà Nội phản ánh về chất lượng bữa ăn. Họ tố cáo rằng cơm thừa và canh cặn từ các bữa trước được gom lại để tái sử dụng cho các bữa sau. Một số bữa ăn thậm chí xuất hiện dị vật bất thường như gián, khiến nhiều người bức xúc.
    • Thông tin được các sinh viên đăng tải trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng và truyền thông​.
  2. Bùng phát khủng hoảng:
    • Truyền thông, bao gồm phóng sự từ VTV24, nhanh chóng đưa tin về vụ việc, mô tả chi tiết tình trạng chất lượng bữa ăn kém trong hai tuần học quốc phòng, gây dư luận tiêu cực.
    • Sinh viên phải trả mức phí 1.630.000 VNĐ cho 2 tuần học tập, trong đó bao gồm chi phí ăn uống, làm tăng thêm sự kỳ vọng về chất lượng dịch vụ.

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng

  1. Quản lý nhà cung cấp yếu kém:
    • Đơn vị cung cấp suất ăn thiếu kiểm soát trong việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến việc tái sử dụng thực phẩm thừa và phát sinh dị vật.
  2. Thiếu giám sát nội bộ:
    • Khoa Giáo dục Quốc phòng và nhà trường không có quy trình kiểm tra định kỳ chặt chẽ đối với chất lượng bữa ăn.
  3. Truyền thông xã hội khuếch đại thông tin:
    • Phản ánh từ sinh viên nhanh chóng lan tỏa trên mạng xã hội, được truyền thông chính thống khai thác, gây áp lực lớn lên nhà trường.

Diễn biến xử lý khủng hoảng

  1. Phản ứng của ĐH Bách Khoa Hà Nội:
    • Nhà trường ngay lập tức thừa nhận sự việc, gửi lời xin lỗi đến sinh viên và phụ huynh. Phó Giám đốc PGS.TS Huỳnh Đăng Chính khẳng định: “Việc này không thể chấp nhận được”.
    • Trường đã chấm dứt hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn hiện tại và chuyển sang đơn vị mới, đồng thời cam kết cải thiện chất lượng bữa ăn​.
  2. Hành động cụ thể:
    • Thay đổi cách phân phối thực phẩm: chuyển từ việc chia cơm tại bàn sang tự phục vụ để đảm bảo an toàn vệ sinh.
    • Cam kết điều tra và xử lý triệt để vấn đề, đồng thời tăng cường giám sát trong tương lai​.
  3. Dư luận và bài học rút ra:
    • Vụ việc làm tổn hại hình ảnh của nhà trường trong mắt công chúng. Tuy nhiên, phản ứng kịp thời và minh bạch đã giúp giảm bớt căng thẳng, nhận được sự cảm thông phần nào từ dư luận.
    • Nhà trường rút ra bài học về quản lý dịch vụ cho sinh viên, đặc biệt trong môi trường giáo dục quốc phòng với quy mô lớn.

Đánh giá và bài học quản lý khủng hoảng

  1. Ưu điểm trong xử lý:
    • Minh bạch và nhanh chóng: Trường không né tránh trách nhiệm mà trực tiếp thừa nhận sai sót, gửi lời xin lỗi công khai.
    • Hành động quyết liệt: Việc chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp và áp dụng biện pháp cải thiện ngay lập tức giúp trấn an dư luận.
  2. Hạn chế:
    • Thiếu sự chuẩn bị ban đầu để giám sát chất lượng dịch vụ.
    • Khủng hoảng có thể tránh được nếu có quy trình kiểm tra định kỳ và quản lý nhà cung cấp chặt chẽ hơn.
  3. Bài học chiến lược:
    • Quản trị rủi ro: Cần xây dựng hệ thống giám sát và phản hồi dịch vụ thường xuyên, đặc biệt với các dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
    • Ứng phó truyền thông: Tăng cường tương tác minh bạch và giải quyết triệt để các vấn đề phản ánh để tránh khủng hoảng leo thang.

“Nhân vật may mắn” trong vụ khủng hoảng này

Tuy nhiên, nếu như các bạn chú ý sẽ thấy một điều đặc biệt và không giống nguyên lý chung của hầu hết các vụ khủng hoảng, đó là sự việc này đã có một “nhân vật may mắn” thoát được cái “kết đắng” từ sự việc này. Đó chính là Công ty CP dịch vụ đầu tư thương mại Bách khoa – đơn vị cung cấp suất ăn liên quan đến vụ khủng hoảng.

Tại sao tôi lại nói đây là nhân vật may mắn, vì vụ khủng hoảng này liên quan trực tiếp đến vấn đề về thực phẩm, sự trung thực và tử tế trong bữa ăn của sinh viên. Vì thế, nhẽ ra “bao nhiêu tội nợ” nếu có thì phải xuất phát từ nhà cung cấp dịch vụ này chứ không phải từ phía nhà trường.

Tất nhiên, phía nhà trường là chủ thể chịu trách nhiệm chính, họ thuê đơn vị nào nấu ăn thì nhà trường vẫn là chủ thể chịu trách nhiệm chính mọi vấn đề. Nhưng theo nguyên lý thông thường thì với những sự việc như này, dư luận sẽ hướng trọng tâm vào đợn vị trực tiếp cung cấp suất ăn để tra xét về trách nhiệm. Nhưng vụ việc này thì không, thậm chí không có quá nhiều người quan tâm, thông tin trên báo chí khi nhắc đến Công ty CP dịch vụ đầu tư thương mại Bách khoa – đơn vị cung cấp suất ăn cũng không nhiều.

Sở dĩ có sự “may mắn” đó, có thể đến từ một vài nguyên nhân như sau:

1. Nhà trường chủ động nhận trách nhiệm: Có thể vì lý do nào đó đằng sau, nhưng cũng có thể vì tính trách nhiệm của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội được đề cao, nên từ đầu đến cuối gần như trách nhiệm trong sự việc này đều được phía nhà trường đứng ra “chịu trận”. Nhà trường phát ngôn, nhà trường trả lời các vấn đè, nhà trường đưa ra các biện pháp khắc phục xử lý.Tuyệt nhiên không tìm thấy bất kỳ thông tin nào nói đến việc đơn vị cung cấp suất ăn đã làm gì trước sự việc này.

2. Thế lực nào đã tác động truyền thông dư luận chỉ tập trung vào nhà trường: Có thể do nhận thức rằng sự việc này xảy ra trong trường và nhà trường là đơn vị chịu trách nhiệm nên dư luận của sự việc không muốn (hoặc quên rằng) quan tâm đến nhân vật chính – đó là đơn vị cung cấp suất ăn. Vì đây mới là người “nhận tiền” để đảm bảo bữa ăn cho sinh viên thì chính họ mới phải là chủ thể cao nhất phải đối diện với áp lực của dư luận trong sự việc này. Thế nhưng, do dư luận quá “dễ dãi” hoặc vì có một thế lực truyền thông nào đó mà mọi mũi tên đều đã bị hướng sai cách.

3. Những người trong cuộc đã xử lý rất nhanh gọn với nhau: Tất nhiên, không thể có chuyện mọi thứ đơn giản và dễ dàng như vậy được. Dù rằng, từ đầu đến cuối, kể cả phía nhà trường lẫn truyền thông dư luận đều rất hạn chế nói đến trách nhiệm của phía đơn vị cung cấp suất ăn. Trong quá trình xử lý khủng hoảng, quả đúng là phía nhà trường có ra quyết định về việc dừng hợp đồng cung cấp suất ăn với Công ty CP dịch vụ đầu tư thương mại Bách khoa – đơn vị cung cấp suất ăn trong vụ việc, nhưng chẳng có ai nói rõ trách nhiệm của đơn vị này ra sao. Vậy theo các bạn thì có thể dễ dàng để mọi thứ nhẹ nhàng trôi qua vậy không hay là đã có những thỏa thuận nào đó đằng sau? Những cái này chúng ta không thể nói một cách rõ ràng được vì không có cơ sở, nhưng các bạn cần phải lưu ý đến yếu tố này để có thể xác minh được các kiến thức về xử lý khủng hoảng truyền thông từ vụ việc này.

Nhà báo Xuân Thời


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.
“Ok!Mợ rảnh” là tên của một tiktoker khá nổi tiếng, nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt l...
Trong thời đại kỹ thuật số, khủng hoảng truyền thông đã trở thành mối đe dọa thường trực với các doanh nghiệp. Một sa...
Trong thời đại thông tin bùng nổ, khủng hoảng truyền thông không còn là câu chuyện “nếu xảy ra” mà là ...
Với sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều biến động như ngày nay, khủng hoảng truyền thông không còn đơn thuần chỉ là một...
Tháng 4 năm 2024, tác giả Đặng Hoàng Giang lên tiếng cáo buộc ông Nguyễn Nhật Anh, Tổng Giám đốc của Nhã Nam, có hành...