“Thao thức” nốt lần này thôi nhé – Nhạc sỹ, nhà báo Đinh Văn Bình!


Chiều qua, 23/01/2020, tại Nhà hàng Việt Nam (Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) đã diễn ra Lễ ra mắt Tuyển tập âm nhạc “Thao thức bên sông” của nhạc sỹ, nhà báo Đinh Văn Bình.  Tuyển tập với 105 ca khúc với nhiều chủ đề và dư âm khác nhau, được giới văn nghệ sỹ đánh giá cao và ghi nhận như một thành công lớn của nhạc sỹ trẻ mới chỉ ngoài 35 tuổi này.

Nhạc sỹ, Nhà báo Đinh Văn Bình – tác giả tuyển tập “Thao thức bên sống”
Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!
Bạn đang xem bài viết trong chuyên mục Reviews - các bài viết này có thể giúp cho thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp hoặc thương hiệu cá nhân của bạn tiếp cận được với nhiều hơn các tệp khách hàng, đối tác tiềm năng. Nếu có nhu cầu booking bài đăng tương tự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

Tôi biết anh Bình từ khoảng 6 – 7 năm về trước khi tôi còn cùng anh công tác tại Thời báo Làng nghề Việt (nay là Tạp chí Làng nghề Việt Nam). Hồi ấy, ấn tượng của tôi về anh ban đầu cũng không nhiều, một gã trai dân dã, giản dị, chân chất đến…quê mùa.

Thế rồi, qua những tháng năm cùng nhau gắn bó, Văn Bình trong tôi mỗi ngày một trở nên sâu sắc. Có thể là những nét ngô ngê, có thể là những hoài bão đến ậm ờ, rồi cái khù khờ đến thương cảm trong cái thế giới báo chí tưởng thanh bình mà cũng lắm sự bon chen đấu đá, ganh đua.

Dù là người làm báo, nhưng anh không thuộc tuyp người muốn bon chen quá nhiều, anh chọn cho mình một lối sống riêng, một phong cách riêng. Các đề tài anh chọn thường hướng đến những nơi nôn thôn, những chốn quê và những người nông dân chất phác hiền lành. Rồi thì vừa làm báo, anh vừa tùm cho mình những sở thích riêng, mà mãi đến gần sau này tôi mới nhận ra là anh đam mê âm nhạc đến cháy bỏng.

Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, các nhà báo đến chúc mừng thành công của nhạc sỹ Văn Bình
Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Tôi không có khiếu âm nhạc, kiến thức về mảng này cũng không có. Nhưng, mỗi lần thấy anh hồ hởi, tự hào khoe một bài hát nào mới sáng tác, ca khúc nào mới được anh phổ nhạc, là những lần dường như tôi được một lần nữa thấy một Văn Bình cháy bỏng với đam mê.

Tôi chuyển cơ quan, Văn Bình thì vẫn ở lại đó cho đến tận bây giờ. Dù không còn thường xuyên gặp gỡ và cùng làm việc, nhưng anh em chúng tôi vẫn giữ quan hệ và liên lạc tốt với nhau. Qua mạng xã hội, tôi vẫn theo dõi được mỗi hành trình đi của anh, cả trong nghề báo hay trong giới âm nhạc.

Khi được anh mời tham dự Lễ ra mắt Tuyển tập âm nhạc “Thao thức bên sông” ngày hôm qua, quả thực tôi không bất ngờ. Bởi, dường như từ xưa, đâu đó trong mình, tôi biết rằng anh sẽ sớm thành công.

Trong buổi lễ ngày hôm qua, nhiều những nhạc sỹ gạo cội như nhạc sỹ Đoàn Bổng, nhạc sỹ Lân Cường, hay như nhạc sỹ Đặng tài Tuệ đều đánh giá cao cái chất lửa và sự thành công sớm của Văn Bình. Trò chuyện với họ, dù họ không nói rõ ra, nhưng tôi cảm nhận như những bậc cha anh đấy đều đang tin tưởng và chờ mong lắm vào tài năng quê hương Ứng Hòa này. Nhưng, tôi thì tôi không bất ngờ lắm, vì tôi đã cảm nhận được điều này từ nhiều lắm về trước rồi. Trời xanh không bao giờ phụ lòng người, và với đam mê cháy bỏng, sự lao động nghệ thuật nỗ lực đến không ngừng như cách của Văn Bình thì thành công chỉ là thời gian mà thôi.

Tuyển tập “Thao thức bên sông” với 105 ca khúc của nhạc sỹ, nhà báo Đinh Văn Bình
Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Nhưng, điều mà tôi bất ngờ nhất là trong tuyển tập thơ lần này, anh đặt tên là “Thao thức bên sông”. Trong buổi lễ, anh cũng có chia sẻ về lý do đặt tên như vậy. Anh bảo: mọi sự chỉ là ngẫu nhiên, cũng từ một gợi ý của người đi trước và anh chọ tên từ một ca khúc nằm trong tuyển tập. Mọi sự đều có lý do của nó, những cái tên cũng vậy. Mà kể cả không có lý do gì thì cũng chẳng sao…

Nhưng, nếu mà được Văn Bình hỏi ý kiến, tôi sẽ mạo muội khuyên anh rằng nên đặt tên cho tuyển tập thơ ấy là “Cho một bình minh” hoặc “nắng ở trong tim”. Lý do bởi, đây là tuyển tập đầu, như thành công đầu của người nhạc sỹ trẻ, thì ngay từ cái tên cũng nên có được những điều đó, để rồi gồng gánh theo những giấc mơ của hành trình. 

Dù chỉ là tuyển tập đầu đời, dù chỉ là một nhạc sỹ trẻ tuổi mới ngoài băm, nhưng tôi tin, nhiều người cảm nhận được cái tài, cái tâm và sau này sẽ là cái tầm của anh chàng kính cận đáng yêu này. Vậy nên, giá như ở tuyển tập đầu, cái tên sẽ thoát hơn, thấy nắng hơn thì người nhạc sỹ trẻ của chúng ta dường như sẽ được rõ ràng hơn những hào quang sống. Tất nhiển, nếu như anh còn muốn thao thức điều gì đó, hãy cứ để anh thao thức, nếu như anh còn ngóng đợi điều gì đó thì hãy cứ để anh ngồi đó và ngóng đợi bên sông!

Nhưng, chỉ được thao thức nốt lần này thôi Văn Bình nhé, bình minh sự nghiệp của anh đến rồi, hãy bừng, bừng lên nữa nhé. Tôi tin là tôi sẽ còn nhiều dịp để chứng kiến những thành tựu của anh, sẽ còn được viết về anh, về những thành công của anh – một người đồng nghiệp của tôi – nhà báo Đinh Văn Bình.

Hà Nội, ngày 24/01/2021
Nhà báo Ngự Miêu

Nhà báo, Nhạc sỹ Đinh Văn Bình

Sinh ngày: 02/09/1985

Quê quán: Xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

Tốt nghiệp cử nhân khoa Văn hóa – Nghệ thuật trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Tốt nghiệp cử nhận trường Đại học Luật Hà Nội

Hoàn thành lớp đào tạo Nghề luật sự tại Học viện Tư Pháp (Bộ Tư Pháp)

Học Thạc sỹ Quản lý báo chí và truyền. thông tại Học viện Báo chí Tuyên truyền

Hội viên Hội nhà báo Việt Nam

Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.

0 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>