Sự thật “Xá lợi tóc Đức Phật tự chuyển động”: được và mất gì dưới góc độ truyền thông?


Đầu tiên, phải nói luôn rằng cá nhân tôi thực sự nể phục chùa Ba Vàng nói riêng và ông thầy Thích Trúc Thái Minh nói chung trong cách làm truyền thông của họ. Nhiều người nửa đùa nửa thật ví von rằng họ là những doanh nhân khoác áo hòa thượng quá đỉnh cao, nhưng thôi tôi thì tôi chỉ xin nói chuyện về góc độ truyền thông thôi.

Trở lại với nội dung chính, đó là câu chuyện xoay quanh việc Chùa Ba vàng công bố người dân được chiêm bái xá lợi tóc của Đức Phật. Đặc biệt hơn khi xá lợi tóc của Đức Phật có thể tự chuyển động mà không cần sự tác động của ngoại lực. Việc này khiến cho hàng nghìn người xếp hàng để xem tận mắt, chiêm bái và không khỏi ngỡ ngàng.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Cách mà Chùa Ba Vàng và thầy Thích Trúc Thái Minh truyền thông về xá lợi tóc Đức Phật

Cùng với đó, clip xá lợi tóc của Đức Phật tự chuyển động cũng được Page Chùa Ba Vàng đăng lên mạng xã hội với nội dung: “Xá lợi tóc của Đức Phật được trao lại từ hơn 2.600 năm trước đã có mặt tại chùa Ba vàng từ ngày 23/12. Xá lợi tóc này là bảo vật vô giá, là 1 trong 8 sợi tóc Đức Phật tự tay nhổ trên đầu mình trao cho 2 thương buôn người Myanmar và được lưu giữ hàng nghìn năm tại Myanmar…

Trải qua hơn 2.600 năm, sợi tóc vẫn còn nguyên vẹn, hàng vạn nhân dân, Phật tử đã chứng kiến sợi tóc quay liên tục với nhiều hình dáng khác nhau dù xung quanh không có gì để căng kéo hay điều khiển…”.

Sự việc này rất nhanh chóng tạo ra các hiệu ứng của nó. Đầu tiên là sự quan tâm của giới phật tử, và những người dân bình thường. Hiệu ứng của sự việc khiến họ vừa tò mò, vừa thêm tín, vừa thêm tin vào những điều bí ẩn diệu kỳ xung quanh câu chuyện tóc xá lợi. Tất nhiên, kết quả là dòng người đổ về chùa Ba Vàng đã đông sẽ lại càng thêm đông hơn.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Nhiều người chiêm bái sau khi chứng kiến sợi tóc tự chuyển động (Ảnh: Page Chùa Ba Vàng)

Ngoài ra, nhiều kênh truyền thông, kể cả một số cơ quan báo chí chính thống đến các hội nhóm, fanpage, các nền tảng khác nhau đều đồng loạt nói về điều này. Hầu hết các nội dung đều kể lại câu chuyện theo phương hướng của một vật phẩm kỳ diệu, quý hiếm và đại diện cho tính tâm linh khá nhiều trong suy nghĩ của các phật tử.

Đây được cho là hiệu ứng truyền thông vô cùng hiệu quả của chùa Ba Vàng về câu chuyện tóc xá lợi Đức Phật. Chưa biết thực hư của vật phẩm này là gì, nhưng phải khẳng định rằng hiệu ứng truyền thông, cách kể câu chuyện truyền thông của chùa Ba Vàng đã thực sự rất thành công và đạt hiệu quả cao.

Với các diễn biến tiếp theo, ngoại số đông người dân và các phật tử tin theo, trân trọng và duy tâm vật phẩm được cho là xá lợi tóc Đức Phật đang lưu giữ ở chùa Ba Vàng; Thì cũng đã có không ít người có ý kiến trái chiều, thậm chí có những người còn phân tích và cho rằng vật phẩm đang được ca tụng là xá lợi tóc Phật kia thực ra chỉ là một loại cỏ và có đặc tính tương tự.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Cụ thể, đã nhiều người đăng tải bài viết, thậm chí phân tích cho rằng đó chỉ là loại cỏ Pili (Heteropogon Contortus) giống hệt cái gọi là sợi tóc xá lợi kia, khi gặp nước (hoặc hơi ẩm) thì nó tự co rút rồi uốn éo cũng y hệt luôn.

Rất nhiều, thậm chí cuộc tranh cãi còn kéo từ đời thực lên mạng xã hội. rồi sau đó là sự phản biện trên cả báo chí chính thống. Tất nhiên, vẫn chưa ai biết thực hư câu chuyện là như nào, người tin vẫn cứ tin đây là xá lợi tóc Phật được lưu giữ đã 2.600 năm; người không tin thì vẫn cho đây chỉ là một loại cỏ đặc biệt; thậm chí người hoài nghi thì vẫn tin rằng đây chỉ là một chiêu trò dạng “buôn thần bán thánh” – thực hư như nào vẫn chưa ai biết.

Liên quan đến sự việc này, ngày 28/12 (tức là ngày hôm nay) một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết sẽ giao cho Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh và chính quyền TP Uông Bí làm việc với chùa Ba Vàng. Lúc ấy, may ra người ta mới biết được đâu là sự thật!

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Trên các sàn thương mại điện tử cũng có bài viết đăng bán xá lợi tóc Phật tự chuyển động.

Mà nói thật,cá nhân tôi nghĩ là sẽ chẳng có sự thật nào được công bố đâu. Vì sao thì có lẽ những người hiểu về truyền thông nhất lúc này sẽ cảm nhận được. Có những lý do mà thời điểm này sẽ không thể có sự thật nào được làm rõ cả.

Trở lại với yếu tố truyền thông trong câu chuyện này, một lần nữa tôi khẳng định đây là một case study truyền thông rất đỉnh cao và rất hiệu quả. Bằng cách sử dụng yếu tố tâm linh, đánh vào trọng tâm của khách hàng – ở đây là niềm tin tín ngưỡng của các phật tử, thì bên tạo ra chiến dịch đã rất thành công với kế hoạch truyền thông của họ. Việc tạo ra sự tranh cãi nhiều chiều về một vấn đề, cũng chính là đích đến của chiến dịch truyền thông – điều này khiến cho công chúng tò mò thêm tò mò; họ mong muốn được tận mắt nhìn thấy vật phẩm cho dù kể cả vẫn còn hoài nghi đó là “hàng thật” hay chỉ là một sản phẩm của truyền thông.

Và cuối cùng thì tôi muốn chốt lại cho vấn đề này như sau. Việc vật phẩm kia có phải là xá lợi tóc Đức Phật đã lưu giữ 2.600 năm hay không thì tôi không biết; Tôi cũng không bàn đến việc điều đó là gì, không bàn đến việc có hay không sự gian dối hoặc lừa gạt niềm tin nào ở đây. Cá nhân tôi cũng không chờ kết quả kiểm tra nào của cơ quan chức năng cả vì tôi tin rằng sẽ chẳng có sự thật nào được phơi bày ở đây cả. Trong trường hợp xấu nhất, nếu có gì bất ổn thì rất có thể người ta sẽ trả lời rằng đây chỉ là do người dân tự suy tôn, tự thần thánh hóa câu chuyện chứ người ta không công bố điều này. Hoặc các thuyết âm mưu về việc hack tài khoản fanpage, tài khoản mạng xã hội để tuyên truyền… mọi thứ đều có thể xảy ra và được tính toánh từ trước.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Một trong rất nhiều bài viết phản biện và cho rằng vật phẩm đó chỉ là một loại cỏ

Đối với cá nhân tôi cũng như các phật tử khắp nơi, tôi nghĩ rằng chúng ta cứ tôn trọng niềm tin của mình, tôn trọng tín ngưỡng của mình; Tuy nhiên, niềm tin nào thì cũng phải đúng đắn chứ tuyệt đối không bao giờ được phép là mê tín cả.

Còn đối với chùa Ba Vàng và ông thầy Thích Trúc Thái Minh, một lần nữa tôi cảm phục cái tài làm truyền thông của các vị. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng rằng, dù là câu chuyện có thực hay hư, dù sự thật là như nào, nhưng trong quá trình truyền giáo, hãy chọn cho mình một cái ngưỡng. Vạn vật ở cuộc đời này nên có ngưỡng, vượt qua cái giới hạn rất có thể sẽ có cái kết không được hoan hỉ lắm đâu.

Tất nhiên, nếu có cái kết nào như thế thì không phải là lúc này, nhưng chắc chắn một ngày không xa, người ta sẽ hiểu, đã đến lúc cần kết thúc những thứ bậy bạ trong giới truyền giáo trên đất nước này, tại những ngôi chùa tự xưng, của những nhà sư tự xưng (nếu có).

Nhà báo NGỰ MIÊU
Người có các lớp học Đào tạo về Khủng hoảng truyền thông


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.