Phóng viên, giỏi nghề báo nhưng dốt mạng xã hội – là thua!


Mạng xã hội đang ở thời kỳ phát triển chóng mặt tại Việt Nam, cụ thể nhất là mạng xã hội Facebook, thì gần như có đến 8/10 người dân đều đã dùng và đang sử dụng nó mỗi ngày. Hoạt động báo chí bị ảnh hưởng nhiều bởi sự phát triển của mạng xã hội, ảnh hưởng tốt có, ảnh hưởng xấu cũng có, nhưng có một vấn đề đã trở thành trăn trở và cũng là đề tài được bàn luận bao lâu nay, đó chính là việc (ở một giới hạn nào đó) mạng xã hội đang có phần lấn át báo chí trong hoạt động lan tỏa thông tin.

Tất nhiên, ở bài viết này, Ngự Miêu tôi xin không bàn đến vì đã có quá nhiều người, nhiều tổ chức đang bàn và đặt ra vấn đề này rồi. Trong bài viết này, minh xin chia sẻ một chút cảm nghĩ, một phần cảm nhận và góc nhìn của bản thân giữa người làm báo và mạng xã hội mà thôi.

Phóng viên, giỏi nghề báo nhưng dốt mạng xã hội – là thua! – có thể các bạn sẽ chưa thực sự hiểu hết được vì sao tôi nói thế và thua là thua cái gì và thua như nào. Tôi nhớ, ngày xưa khi còn nhỏ, và ngay cả khi đã lớn nhưng chưa vào nghề báo, những gì tối biết về những nhà báo giỏi là xung quanh các khái niệm về một người viết tốt, viết hay, viết có chất lượng khi lấy được cảm xúc của người đọc hoặc có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn, tác động đến tâm lý và tư duy của con người, của văn hóa, xã hội hay kinh tế… qua các bài báo của họ.

Nhưng, hình như ở thời điểm của hiện tại, nếu một phóng viên mà có được những điều đã nói ở bên trên, thì hình như cũng…chưa đủ. Các bạn trong nghề có thể nhận thấy, dù không phải là hoàn toàn, nhưng phần lớn các nội dung ở những bài báo, của những nhà báo, từ các cơ quan báo chí thời điểm hiện tại đều đang tiếp cận bạn đọc qua các kênh mạng xã hội.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Ở Việt Nam, hầu như tất thảy các tờ báo lớn, các cơ quan báo chí truyền hình, truyền thông lớn đều đã (hoặc) phải có những kênh chính thức riêng của mình trên facebook, trên Instgram, trên youtube và thời gian gần đây là trên nền tảng mạng xã hội tiktok. Thậm chí, có một số tờ, lượng bạn đọc xem, theo dõi các kênh mạng xã hội của họ mỗi ngày còn hơn nhiều so với lượng truy cập đọc các trang báo chính thức của họ.

Không biết có phải hồ đồ không, nhưng Ngự Miêu tôi dám cá rằng là không có bất kỳ một cơ quan báo chí nào (nhất là các báo điện tử) dám tuyên bố rằng họ không cần bất kỳ một kênh, một nền tảng mạng xã hội nào mà vẫn có thể duy trì tốt và phát triển tốt số lượng bạn đọc của họ. Và cũng dám cá luôn một sự thật rằng, tờ báo nào mà không có mặt trên mạng xã hội thì tờ đó có lượng truy cập của bạn đọc thường xuyên không hề cao.

Ở thời điểm hiện tại, rất nhiều các cơ quan báo chí đã tập trung nhiều hơn vào hệ thống hiện diện của họ trên mạng xã hội, không ít cơ quan thành lập hẳn phòng ban hoặc đội ngũ nhân sự riêng chỉ để chuyên phát triển hoạt động và tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, các sản phẩm social viral…

Đó là các cơ quan báo chí, thế còn các cá nhân – những phóng viên, những nhà báo thì sao?

Cá nhân tớ thấy cũng không khác gì, thậm chí việc các phóng viên nhà báo họ định vị được tầm ảnh hưởng của bản thân trên mạng xã hội cũng đang là một xu hướng rất quan trọng.

Như đã nói bên trên, thực trạng hiện nay là người dùng mạng xã hội cập nhật và tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội trực tiếp nhiều hơn là việc truy cập thẳng vào một tờ báo nào đó. Thứ nhất nguyên do là hiện nay chúng ta đang có quá nhiều các cơ quan báo chí, cụ thể là các báo điện tử, tạp chí điện tử. Đó là còn chưa kể đến các nền tảng khác như các chuyên trang, các trang thông tin điện tử, các trang web được cấp phép mạng xã hội nhưng hoạt động như một tờ báo…

Bởi thế, giữa ngút ngàn những nơi để có thể “đọc báo” như thế, trên thực tế thì chỉ còn một vài tờ đếm trên đầu ngón tay là có được bạn đọc thường xuyên, bạn đọc “trung thành” – họ luôn chủ động truy cập vào tờ báo để tìm kiếm tin tức họ cần.

Nhưng, trên nền tảng mạng xã hội thì khác. Nhiều phóng viên, nhà báo, họ định vị được bản thân, tầm ảnh hưởng và sự lan tỏa của họ. Và vì thế, họ có nhiều lượng bạn đọc theo dõi, có lượng “fan” trung thành và luôn sẵn sàng đọc, cập nhật những thông tin mới mà phóng viên ấy, nhà báo ấy đưa ra trên mạng xã hội.

Thực tế thì, có phần lớn các bài báo, bạn đọc là vì bởi các nhà báo đó, các phóng viên đó họ chia sẻ (share) trên mạng xã hội. Và họ click vào để đọc nguyên nhân ban đầu bởi chính từ sự ảnh hưởng cá nhân của chính những nhà báo đó chứ chưa chắc đã bởi vì bài báo.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Bởi thế, đã có hiện tượng, một số tờ báo “chả có ma nào đọc” chỉ vì cơ quan ấy hoặc những nhân sự trong cơ quan ấy họ không biết đến mạng xã hội hoặc không thể định vị được họ trên mạng xã hội.

Và, cũng đã có những tờ báo “bỗng dưng nổi tiếng” chỉ vì họ “chiêu mộ” về được nhiều những người được gọi là KOL (những người có tầm ảnh hưởng hoặc giỏi dẵn dắt dư luận) trên mạng xã hội. Và nhờ đội ngũ ấy mà có những tờ báo dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại “lớn nhanh như thổi”, lượng bạn đọc tăng nhanh, uy tín và vị thế phát triển vũ bão…

Chính vì thế, việc một phóng viên, nhà báo có sức ảnh hưởng như nào trên mạng xã hội sẽ một phần dẫn đến sức ảnh hưởng của tờ báo nơi họ làm việc là điều không thể chối cãi. Cho nên, ở một giới hạn nào đó, tờ báo nào có nhiều phóng viên là những người “nổi tiếng trên mạng” tờ báo đó đã phần nào nắm được sự “thắng”.

Đối với hoạt động tác nghiệp của phóng viên, như đã nói ở trên, mạng xã hội đang là kho tài nguyên khổng lồ chứa các thông tin, tin tức một cách nhanh chóng, đa dạng và lan tỏa rất mạnh. Chính vì thế, không biết từ bao giờ, việc phát hiện đề tài, tìm kiếm đề tài và khai thác đề tài ngay trên mạng xã hội lại trở thành một nguồn lực của nhiều các nhà báo, phóng viên.

Thế nên, nếu phóng viên nào được cho là “giỏi mạng xã hội”, họ sẽ là những người rất nhanh nhạy về vấn đề phát hiện đề tài. Họ sẽ biết được ở đâu có tin, tin nào có giá trị, tin nào vô bổ và quyết định khai thác hay không. Ngược lại, nếu phóng viên nhà báo nào không hay dùng mạng xã hội, hoặc nói vui vui là “dốt mạng” thì gần như họ đã mất một “vũ khí” cực kỳ lợi hại cho chính nghề báo của mình.

Ngự Miêu tôi thấy rằng, thực tế có nhiều phóng viên viết rất giỏi, rất hay và chất lượng. Nhưng vì họ không quan tâm đến mạng xã hội hoặc là dùng mạng xã hội chỉ để “cho có” thì rất dễ xảy ra tình trạng họ bị “tụt lùi” lại trong nhiều vấn đề. Có nhiều sự kiện, nhiều thay đổi của xã hội, nhiều diễn biến nóng mà gần như khi ngoài thực tế người ta chưa biết đến thì đã xuất hiện nhiều trên mạng xã hội. Vì thế, khi những vấn đề này “ra ngoài cuộc sống” thì các phóng viên ấy mới “cập nhật phát hiện” được, trong khi đó thì nó đã được nhiều phóng viên khác phát hiện và khai thác vấn đề từ lâu.

Bởi thế, Ngự Miêu tôi mới lờ mờ hiểu rằng, làm nghề báo ở thời đại này, người phóng viên có giỏi viết đến mấy nhưng nếu “dốt” mạng xã hội – là đã thua đồng nghiệp một vài phần.

Tư duy, nhận xét và quan điểm của mỗi người về mạng xã hội khác nhau và mỗi chúng ta cần tôn trọng điều đó. Thế nhưng, nếu là một người làm báo, có lẽ chúng ta cần có một suy nghĩ tích cực hơn về sự hiện diện của mình, của nghề trên các nền tảng mạng xã hội. Có như vậy, bạn và tờ báo của bạn mới có quyền hi vọng về sự “phát triển” ngày nay.

Ở một vấn đề khác cũng liên quan đến nghề báo và mạng xã hội, nếu bạn không “giỏi” về mạng xã hội thì rất có thể một ngày nào đó trong hành trình với nghề của mình, bạn sẽ bị “:tiêu diệt” bởi đối thủ hoặc những “phe đối lập” chỉ bằng mạng xã hội. Đó là vấn đề mà Ngự Miêu tôi hay nói đùa rằng, dù bạn có là nhà báo giỏi đến mấy thì bạn sẽ vấn bị một người thua kém bạn hạ đo ván trên sân chơi của mạng xã hội. Từ đó dẫn đến việc bạn và tờ báo của bạn thất bại! Tôi sẽ chia sẻ suy nghĩ của mình về điều này trong một bài viết khác.

Nhớ theo dõi Fanpage và tham gia vào Group để cùng Ngự Miêu tôi trò chuyện và chia sẻ cuộc sống mỗi ngày nhé, các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, chúc các bạn Online vui vẻ!

Tôi là NGỰ MIÊU


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.

0 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>