Chủ tịch Công ty nước hoa Charme Perfume đến Báo Công Thương nêu phản hồi là đúng – bàn về khủng hoảng truyền thông


Chủ tịch Công ty nước hoa Charme Perfume đến Báo Công Thương nêu phản hồi, kiến nghị sau loạt bài điều tra được đăng tải. Việc này là đúng hay sai, nên hay không nên dưới góc độ xử lý khủng hoảng truyền thông?

Như chúng ta đã biết, liên tục trong 2 ngày (25 và 26) tháng 9/2022, Báo Công thương đăng tải 03 bài báo cho mục Pháp luật Điều tra liên quan đến những “uẩn khúc” tại nhà máy nước hoa Charme Perfume của Công ty Cổ phần Charme Perfume.

Các bài báo này ngay lập tức nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng và bạn đọc, bởi Charme Perfume là một thương hiệu nước hoa nổi tiếng, được giới thiệu là theo công thức hoàn toàn được chuyển giao từ Châu Âu với công nghệ điều chế, chiết xuất và chưng cất hiện đại. Nhà máy sản xuất đạt chuẩn ISO và GMP. Tất cả nguyên liệu của Charme đều được nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu với C/O -xuất xứ rõ ràng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung của loạt bài báo này, mình không bàn đến. Tuy nhiên, cũng trong ngày 26/9/2022 Báo Công thương có 1 bài báo cho hay rằng Chủ tịch Công ty nước hoa Charme Perfume đến Báo Công Thương nêu phản hồi, kiến nghị. Theo bài báo, thì ông Võ Sỹ Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Charme Perfume đã ý kiến cho rằng một số nội dung bài viết phản ánh về Nhà máy nước hoa Charme Perfume của công ty chưa khách quan, chưa đúng, ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp và yêu cầu Báo Công Thương xem xét lại các thông tin đăng tải.

Trong phạm vi của hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông, một số người cho rằng hành động này của ông Chủ tịch là… “dại dột”. Thậm chí, có người có phân tích rằng: ”

Dĩ nhiên kèo này chủ tịch fail lòi, vì áp bất kỳ chỉ tiêu nào thì cái nhà xưởng nước hoa ” tiêu chuẩn Pháp ” của anh cũng ra một rổ sai phạm. Việc kéo nhau lên tòa soạn thế này, dĩ nhiên sau đó một combo thanh tra tới cơ sở tha hồ mà cháy ví. – Theo fb Trần Phan Anh.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Ông Võ Sỹ Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Charme Perfume đến làm việc tại Báo Công Thương – Nguồn ảnh: Báo Công Thương

Tuy nhiên, với cá nhân Tôi là Ngự Miêu thì mình cho rằng, “nước đi” này của ông Võ Sỹ Đạt là đúng hướng nếu phân tích dưới góc độ của hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông. Bởi các lý do sau:

1. Đến thời điểm khi ông Đạt có mặt tại báo Công thương, thì tờ báo này đã liên tục đăng tải 3 bài báo chỉ trong 2 ngày. Điều này chứng tỏ rằng đây là một phóng sự điều tra có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, nhóm phóng viên thực hiện đã dành thời gian dài để thâm nhập, ghi nhận và có không ít các tài liệu quan trọng, cần thiết trước khi chính thức lên bài.

2. Khi thực hiện các đề tài điều tra kiểu này, thường thì nhóm phóng viên sẽ có tối thiểu từ 5 bài đến (thậm chí) cả vài chục bài đằng sau, đều đã được hoàn thiện từ trước. Vì thế, việc có 3 bài báo lên liên tục trong 2 ngày cho thấy rằng chỉ trong khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày tới, loạt bài diễn ra với các bài về sau rất có thể sẽ đem tới mức độ khủng hoảng truyền thông trầm trọng hơn cho Công ty Cổ phần Charme Perfume. Tất nhiên, khi mức độ trầm trọng hơn thì hậu quả hoặc hệ luỵ cũng sẽ trầm trọng hơn sau đó.

3. Trong tất cả các nguyên tắc của việc xử lý khủng hoảng truyền thông đều đề cao việc tốc độ và đúng thời điểm. Nghĩa là, khi khủng hoảng xảy ra, cần phải biết đưa ra hướng xử lý một cách nhanh chóng, đúng thời điểm thì mới hy vọng có thể đạt được hiệu quả của việc xử lý.

Vì thế, việc ông chủ tịch của Công ty nước hoa Charme Perfume nhanh chóng xuất hiện tại báo Công thương là một việc đúng đắn. Nhiều người phân tích cho rằng, hành động này như một sự “khiêu chiến” với báo chí, cụ thể là báo Công thương. Tuy nhiên, chưa hẳn là vậy, vì:

1. Quan trọng là thái độ và các vấn đề “phản hồi, kiến nghị” mà ông Đạt trình bày khi làm việc với bên báo như nào. Thái độ có thể quyết định nhiều vấn đề sau đó trong tất cả các nguyên tắc của ngoại giao hoặc trao đổi, thoả thuận về công việc nào.

2. Đặt giả thuyết rằng, Công ty nước hoa Charme Perfume có các sai phạm thật, thì việc ông Chủ tịch có mặt tại Báo Công thương cũng có thể được coi như một phương thức “cầu hoà” hoặc “hoãn binh”. Với thái độ hoặc lời đề nghị phù hợp đưa ra, rất có thể cơ quan báo chí, cụ thể là báo Công thương sẽ có sự “nhân nhượng” một phần. Nghĩa là, nếu có cách đề nghị chính đáng, rất có thể Báo công thương sẽ “tạm hoãn” chưa đăng tải tiếp các số báo tiếp theo của loạt phóng sự điều tra này. Trong thời gian đó, Công ty nước hoa Charme Perfume hoàn toàn có thêm cơ hội để “khắc phục các sai lầm” của họ (nếu có).

3. Chắc chắn, dù đúng dù sai, thì Công ty nước hoa Charme Perfume sắp tới sẽ phải đối diện với các cuộc thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng có liên quan. Vì thế, việc có thể “hoà hoãn” được bên Báo (nếu có) thì sẽ giúp cho doanh nghiệp đó tạm thời giữ được khủng hoảng truyền thông đỡ bị đẩy lên cao trào, giúp doanh nghiệp có thể “yên tâm” phục vụ các cuộc kiểm tra và khắc phục các sai phạm của mình (nếu có).

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Ảnh trong bài điều tra về nước hoa Charme Perfume của Báo Công Thương.

Trong các nguyên tắc của việc xử lý khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp, đôi khi chỉ cần có được “cơ hội sửa sai”, thì cho dù chỉ cần vài ngày, thậm chí là vài giờ trước khi bị “bóc phốt”, họ cũng có cơ hội để tự cứu lấy bản thân mình. Cụ thể nội dung buổi làm việc của ông Võ Sỹ Đạt tại Báo Công thương như nào thì Ngự Miêu tôi không biết, nhưng nếu căn cứ vào nội dung bài báo được Báo Công thương thông tin, thì mình tịn rằng cuộc gặp đó không quá căng thẳng hay tạo ra sự “ắc cảm” quá lớn. Và nếu như thế, mình tin là rất có thể phía doanh nghiệp sẽ có cơ hội để sửa sai.

Câu chuyện này như thế nào, chắc chúng ta chỉ cần chờ thêm một vài ngày nữa là sẽ biết diễn biến và kết quả, và việc phân tích câu chuyện trong bài viết này của mình cũng chỉ là một góc nhìn cá nhân, quan điểm cá nhân và chỉ phân tích riêng trong giới hạn của việc xử lý khủng hoảng truyền thông. Nhưng điều được mình phân tích ở đây chỉ mang tính chất tham khảo cho các doanh nghiệp, các startup khác có thêm kiến thức, kĩ năng để có thêm được những kinh nghiệm nào đó cho bản thân khi (nếu có) khủng hoảng truyền thông xảy ra. Và quan trọng nhất vẫn là, doanh nghiệp cần sớm nhận thức được, hiểu được về tầm quan trọng của “khủng hoảng truyền thông” đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển thương hiệu của mình từ sớm.

Nhớ theo dõi Fanpage và tham gia vào Group để cùng Ngự Miêu tôi trò chuyện và chia sẻ cuộc sống mỗi ngày nhé, các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, chúc các bạn Online vui vẻ! – FacebookInstagramTiktokYoutube

Tôi là NGỰ MIÊU
(Xem bài viết trên Fanpage)


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.