Truyền thông “đáng sợ” thế nào?


Truyền thông “đáng sợ” thế nào? Vậy rốt cuộc thì truyền thông có vai trò như thế nào trong cuộc sống, công việc, sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội ngày nay? 

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng.

Có 03 nhóm đối tượng chính chịu ảnh hưởng, tác động trực tiếp bởi truyền thông. Cụ thể những đối tượng bị ảnh hưởng truyền thông như sau:

01. Chính quyền

– Hoạt động của truyền thông giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chính các chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng.

– Tác động của truyền thông làm cho chính quyền, các cơ quan nhà nước, những người thừa hành pháp luật được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối tượng dân chúng trong xã hội.

02. Đối với công chúng

– Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống những người xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu. Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn hóa, thời trang…

– Ngoài ra truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.

03. Đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp

– Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ.

– Bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.

– Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.

Truyền thông “đáng sợ” thế nào?

Có thể hiểu như này, thông qua truyền thông, thì tư tưởng, nhận thức, suy nghĩ và hành vi của con người với mọi mặt cuộc sống có thể thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Nếu truyền thông tích cực về doanh nghiệp của bạn, thì nhận diện đánh giá của xã hội, đối tác, khách hàng về doanh nghiệp của bạn cũng sẽ tích cực.

Ngược lại, nếu kết quả truyền thông tiêu cực thì những cái bạn nhận được cũng hoàn toàn tiêu cực.

Truyền thông tác động gián tiếp, đôi khi là trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp, sự tồn tại hoặc tốc độ phát triển của doanh nghiệp.

Trong các quyết định về đầu tư, rót vốn, giải ngân thì việc doanh nghiệp của bạn được nhận diện như nào trên truyền thông quyết định đến 70%

Nhà báo NGỰ MIÊU
Người có các lớp học Đào tạo về Khủng hoảng truyền thông


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.