Parabol Methodology của CED Nguyen: “Lá bài” gối đầu giường cho các chiến thần Marketting!


Khi mà ở cái thời đại mà doanh nghiệp nào không biết làm truyền thông, không biết làm marketing thì nắm chắc phần bại này, thì dường như cuốn sách Parabol Methodology – định vị mô hình kinh doanh sản phẩm của tác giả Ced Nguyen có thể trở thành một “lá bài” đặc biệt có thể “cứu rỗi” những doanh nghiệp đang bế tắc trong hành trình làm marketing của chính họ.

Bạn đang xem bài viết trong chuyên mục Reviews - các bài viết này có thể giúp cho thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp hoặc thương hiệu cá nhân của bạn tiếp cận được với nhiều hơn các tệp khách hàng, đối tác tiềm năng. Nếu có nhu cầu booking bài đăng tương tự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Hà Nội, những ngày nắng nóng và đầy những áp lực. Lướt mạng xã hội và báo chí, tôi giật mình nhận ra dường như đang có khá nhiều các doanh nghiệp và kể cả các bạn trẻ đang khá lúng túng khi làm các chiến dịch Marketing cho hoạt động kinh doanh của mình.

Không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí có cả những doanh nghiệp lớn họ đang làm marketing một cách bừa bãi hoặc ngẫu hứng. Tất nhiên, điều đó sẽ khiến cho họ mệt mỏi với những chiến dịch đầy tốn kém nhưng chẳng thể mang lại hiệu quả gì. Trong khi đó, thế giới của Marketting thì dường như đang muốn bão hoà, tran lan các lớp dạy học, những chuyên gia, những tài liệu quảng cáo. Nhưng hình như, thật khó để có thể “đãi cát tìm vàng”.

Tôi vào phòng, đóng chặt cửa, tắt hết mạng xã hội và điện thoại rồi lôi bản thảo của cuốn sách Parabol Methodology – định vị mô hình kinh doanh sản phẩm của diễn giả trẻ Nguyễn Việt Linh (tức Ced Nguyen) ra đọc và nghiền ngẫm.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Phải nói ngay rằng, khi đọc bản thảo này cảm xúc đầu tiên tôi nhận được đó là sự chân chất, dân dã của tác giả trong ngôn ngữ viết, các trình bày. Gần như không có quá nhiều sự chuyên nghiệp ở đây, quả đúng là cuốn sách đầu tay của một người chưa từng xuất bản sách.

Nhưng rồi, càng đọc, tôi càng bị hấp dẫn bởi những giá trị mà cuốn sách mang lại. Cái giọng văn ngây ngô của tác giả dần được thay bởi những phân tích rất chuyên nghiệp, những góc nhìn rất chặt chẽ và chín chắn về nghề marketing.

Ví dụ như ở đoạn này: 2. Parabol Methodology – định vị sản phẩm,

khách hàng: Ngay sau khi nhận ra triết lý về chu kỳ lên – xuống của những người đang làm kinh doanh ngoài kia trong việc xây dựng 1 “đế chế” dành riêng cho mình. Tôi quay trở lại với mục tiêu của những người kinh doanh và tóm gọn lại chỉ bởi 2 giá trị cốt lõi – có được giá trị kinh doanh dương và trường tồn với thời gian. Chính điều đó làm nên 2 trục chính của Parabol – tỷ lệ lợi nhuận (% Profit) và dòng thời gian (Timeline). Khi bắt đầu đặt chân vào kinh doanh, bất kỳ ai trong số chúng ta đều có chung mong muốn công việc kinh doanh của mình sẽ có thương hiệu bền vững và đạt được sự tăng trưởng về lợi nhuận ngày càng gia tăng theo thời gian. Tôi thường gọi đó là “biểu đồ ước mơ” của các Doanh nghiệp. Đây cũng chính là 2 trục chính của Parabol – trục về kỳ vọng lợi nhuận và kỳ vọng trường tồn.

Đọc đoạn ấy, tôi nhận  ra là chàng trai trẻ này có một tư duy kiến thức marketing không hề trẻ như tôi nghĩ. Và cách mà tác giả nhận định, đánh giá và rút ra vấn đề quả thực là đầy sâu sắc.

Trong Chương 2, Parabol Methodology – định vị lộ trình kinh doanh, tác giả viết:

Trong Parabol Methodology tôi đã đưa ra lộ trình phát triển của 2 dạng kinh doanh với 2 điểm A1 và A2 tương ứng việc kinh doanh của đại đa số các bạn đang làm ngoài kia. Như các bạn nhận thấy đường cong đang trên đà đi xuống và đã có rất nhiều người hỏi tôi rằng: “Ồ! Công việc kinh doanh của tôi không trên đà đi xuống, hình như mô hình này đang sai với tôi?” – thực tế tôi gặp rất nhiều chủ Doanh nghiệp có chia sẻ với tôi cùng câu hỏi như vậy vì công việc kinh doanh của họ đang phát triển rất tốt, doanh thu đang tăng trưởng đạt được những mục tiêu và không có dấu hiệu đi xuống. Và tôi tin chắc rằng hầu hết các bạn đang đọc cuốn sách này cũng đang có cùng chung suy nghĩ như vậy, chính vì thế tôi sẽ giải thích lí do tại sao mô hình kinh doanh kiểu cũ này lại diễn tả một diễn biến trái ngược như vậy?

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Thú thật, đọc xong chương 2 thì gần như tôi nhận ra giá trị thực sự của cuốn sách này. Dường như, cuốn sách được viết bằng tất cả tâm huyết, tình cảm cũng như những “xương máu” được chắt lọc bởi hơn 10 năm kinh nghiệm của vị chuyên gia Marketing trẻ tuổi nhưng tài cao Ced Nguyen.

Cuốn sách này gần như có thể bao quát được tất cả những giá trị thực tiễn, kinh nghiệm thực tiễn, có thể giúp cho bất kỳ một doanh nghiệp hay người làm Marketing nào cũng có thể tự định vị cho chính họ một con đường đi có nhiều tươi sáng nhất.

Khi mà ở cái thời đại mà doanh nghiệp nào không biết làm truyền thông, không biết làm marketing thì nắm chắc phần bại này, thì dường như cuốn sách Parabol Methodology – định vị mô hình kinh doanh sản phẩm của tác giả Ced Nguyen có thể trở thành một “lá bài” đặc biệt có thể “cứu rỗi” những doanh nghiệp đang bế tắc trong hành trình làm marketing của chính họ. Thậm chí, nhiều các bạn trẻ, các “chiến thần marketing” trong tương lai có thể “gối đầu giường” cuốn sách này như một hành trang để họ có thể nắm được lấy thành công. Tất nhiên, nội lực là ở mỗi người, và cuốn sách này sẽ giúp họ như “hổ mọc thêm cánh” trong chính sự nghiệp của họ!

Hà Nội, tháng 6.2023

Nhà báo NGỰ MIÊU
Người có các lớp học Đào tạo về Khủng hoảng truyền thông


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.