Bạn có biết vì sao người Việt “trọng nam khinh nữ”?


Nhắc đến chuyện “trọng nam khinh nữ”, ắt hẳn rất nhiều người cảm thấy bất bình, cá nhân Ngự Miêu tôi cũng không bằng lòng nếu điều này xảy ra. Nhưng, liệu chúng ta đã hiểu đúng về điều này và cảm nhận được vì sao vì sao người Việt “trọng nam khinh nữ” hay không? 

Chuyện “trọng nam khinh nữ” trong cuộc sống ngày nay

Trước tiên phải thừa nhận ngay rằng, trong xã hội phong kiến xưa, thân phận người phụ nữ thường bị buộc phải chấp nhận nhiều điều thiệt thòi trong cuộc sống. Họ phải gánh nhiều trách nhiệm trong gia đình, trong lao động nhưng lại bị tước đi nhiều quyền được hưởng trong cuộc sống. Trong khi ấy, những nam nhân trong xã hội, họ được coi trọng hơn vì được hưởng nhiều những quyền trong cuộc sống của họ hơn. Đó là tư tưởng sống của nhiều người ở một khoảng dài tư tưởng sống thời xưa. Bởi thế, chúng ta tin rằng và cảm thông với thân phận người phụ nữ khi phải nhận về nỗi tủi “trọng nam khinh nữ” là thế.

Nhưng, cho đến tận ngày nay, khi cuộc sống, bao gồm cả đời sống vật chất, nhận thức và tinh thần đã có quá nhiều thay đổi, thì đâu đó, trong tiềm thức của nhiều người, nhất là những người phụ nữ, vẫn hay cho rằng người Việt vẫn còn đang “trọng nam khinh nữ”.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!
Nhắc đến chuyện "trọng nam khinh nữ", ắt hẳn rất nhiều người cảm thấy bất bình, cá nhân Ngự Miêu tôi cũng không bằng lòng nếu điều này xảy ra.
Nhắc đến chuyện “trọng nam khinh nữ”, ắt hẳn rất nhiều người cảm thấy bất bình, cá nhân Ngự Miêu tôi cũng không bằng lòng nếu điều này xảy ra.

Có thể dẫn dụ một vài vấn đề như này để có thể hiểu được vì sao họ cho rằng như thế:

– Có người phụ nữ cho rằng, bố mẹ họ thường muốn đầu tư cho con trai trước tiên trong công việc và học hành. Nếu buộc phải chọn ra một người “chịu thua thiệt”, thì thường họ sẽ dành phần thua thiệt ấy cho con gái chứ không phải con trai.

– Có người thì lại kể rằng, ở nơi làm việc, những công việc tủn mủn, lặt vặt nhiều khi cứ mặc định là dành cho những nhân viên nữ, còn những nhân viên nam đôi khi họ được “quyền” chẳng phải nhúng tay vào mấy việc như vậy.

– Có chị thì tâm sự rằng, trong gia đình mình, chị không có quyền được quyết định những vấn đề trong công việc gia đình mà nhất nhất mọi thứ đều phải nghe theo chồng.

– ….v…v….vv…v..v….

Và chỉ với 3 vấn đề chung như thế, cũng là căn nguyên của hàng vạn những câu chuyện, những nỗi lòng của người phụ nữ, xưa và nay. Và cá nhân Ngự Miêu cũng cảm nhận được rằng, có quá nhiều người phụ nữ, trong những câu chuyện như thế, những hoàn cảnh như vậy họ thực sự đáng thương và chúng ta cần phải lên án đê giúp đỡ họ tìm thấy được sự bình đẳng trong cuộc sống con người.

Thế nhưng, nếu chỉ đơn thuần là những chuyện mà có những thứ người ta chỉ hướng đến con trai, kỳ vọng vào con trai mà quên mất hoặc làm nhẹ đi vị thế của người con gái, liệu rằng chúng ta đã thực sự biết, thực sự hiểu vì sao hay chưa?

Hiểu đúng về câu “nam tôn nữ ti” (trọng nam khinh nữ)

Như Ngự Miêu đã trình bày ở đầu bài viết, có ất nhiều người khi nghe câu “Trọng nam khinh nữ” thì vô cùng bất bình. Kỳ thực “Trọng nam khinh nữ”, không phải ý muốn nói là nam giới thì cao quý, còn phụ nữ thì thấp hèn. Chữ “Tôn” (Cao) và “Ti” (Thấp) trong câu “Nam tôn nữ ti” vốn có nguồn gốc từ đạo lý Âm Dương hòa hợp của “Kinh Dịch”.

Hàm nghĩa của câu “Nam tôn nữ ti” là ý nói rằng nam giới có đặc tính khí chất của người nam, nữ giới có đặc tính khí chất của người nữ, điều này đã quyết định sự phân công các nhiệm vụ vai trò khác nhau của nam nữ trong gia đình, nam nữ tuân thủ nghiêm ngặt vị trí của mình, gia đình tự nhiên sẽ êm ấm thịnh vượng.

Câu “Nam tôn nữ ti” xuất phát đến từ “Kinh Dịch”, trong “Kinh Dịch Hệ Từ” có viết: “Thiên tôn địa tị, càn khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần, quý tiện vị hĩ … càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ.” (Trời ở trên cao Đất ở dưới thấp, càn khôn đã được định rõ vậy. Lấy tôn cao ti thấp để trình bày rõ, địa vị cao thấp ra sao đã sẵn ở vị trí đó rồi … Cung Càn tạo thành Nam, cung Khôn tạo thành Nữ).

Trong đó “Tôn” là cao, “Ti” là thấp. Là hai từ chỉ vị trí cao thấp. “Thiên Tôn Địa Ti” là để diễn tả ý nghĩa “Trời ở trên Đất ở dưới, Trời cao Đất thấp”, là một cách dùng để miêu tả trạng thái tự nhiên. Trong “Thuyết Văn Giải Tự” có viết: Tôn, được gọi là cao vậy. Trong cuốn từ điển “Quảng Nhã” giải thích: Ti, lùn thấp vậy. Trong cuốn từ điển “Quảng Vận” viết : Ti, ở bên dưới vậy.

“Nam tôn nữ ti” đề xướng hòa hợp của tự nhiên, âm dương đều có an bài vị trí của mình. Vì vậy “Nam tôn nữ ti” là giảng đạo lý nam nữ nên sống hài hòa như thế nào trong hôn nhân và đời người, và không có nội hàm nam nữ bình đẳng. Một người đàn ông phẩm cách cao thượng, người phụ nữ tự nhiên sẽ tôn trọng anh ta, thuận theo anh ta. Trong gia đình, nam nhân chính trực cao thượng, nữ nhân nhã nhặn khiêm hòa, khoan dung; thì gia đình không có một lý do nào của sự bất hòa. Ở trong xã hội và gia đình như vậy, người phụ nữ cũng tự nhiên có được địa vị tương ứng và sẽ không có sự kỳ thị.

Bạn có biết vì sao người Việt “trọng nam khinh nữ”?

Giờ thì Ngự Miêu xin chia sẻ một chút cảm nhận của bản thân mình về vấn đề vì sao người Việt “trọng nam khinh nữ” nhé. Nhưng xin nhắc lại, khái niệm “trọng nam khinh nữ” trong phần chia sẻ này của mình, chỉ được hiểu là có những việc sẽ kỳ vọng vào người con trai hơn người con gái. Chứ mọi người đừng hiểu theo nghĩa tôn trọng nam, khinh thường nữ nha. Và quan trọng nữa là, mọi thứ sẽ chỉ mang tính tương đối, phần chung chứ không phải là tất cả và hoàn toàn trong mỗi cá nhân con người hoặc gia đình cụ thể nào nhé!

Thứ nhất,  thường trong cuộc sống của gia đình chúng ta, những khi có biến cố, những khi cần lo việc lớn, những gánh nặng trong nhà, thì thường người ta sẽ nghĩ đến con trai đầu tiên. Trong cuộc sống vợ chồng cũng vậy, nếu cuộc sống đói khổ vất vả quá, thường người ta sẽ chỉ trích, trách mắng người đàn ông đầu tiên chứ ít khi họ trách người phụ nữ.

Thứ hai, truyền thống chung của người Việt, khi cha mẹ về già, người con trai là có trách nhiệm chăm lo phụng dưỡng, khi họ mất đi thì có trách nhiệm thờ phụng hương khói. Ít ai mặc định trách nhiệm này người con gái phải lo.

Thứ ba, con gái lớn đi lấy chồng, nên họ sẽ chuyên tâm hơn cho nhà chồng, còn về phía nhà ngoại (cha mẹ đẻ) nếu họ có điều kiện để lo toan chăm sóc thì là tốt, còn nếu không thì không ai có quyền trách móc họ. Nhưng ngược lại, con trai mà không làm được điều đó thì chính là tội bất hiếu.

Thứ tư, trong gia đình, người con trai thường được coi là tâm điểm, là nơi để kết nối với mọi người trong gia đình. Có nhiều gia đình, bất kỳ một việc nào họ thường muốn coi người con trai là kim chỉ nam để liệu lo vạn sự, mọi người sẽ cùng theo, và trách nhiệm về hiệu quả là phụ thuộc vào người đó.

Cuối cùng,  ngoài xã hội, chúng ta đều sẽ phải thừa nhận với nhau rằng, chúng ta thường mặc định hiểu: việc nặng = của đàn ông; việc khó = của đàn ông, trả tiền = người đàn ông, có quá nhiều việc = vô hình chung là trách nhiệm của người đàn ông.

Chính vì thế, cũng nên hiểu vì sao mà người Việt lại có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là vì thế. Bởi vì, suy ho cùng, thì dù sao đi nữa, đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, thì người con trai trong nhà (người đàn ông trong xã hội) họ vẫn là đối tượng được kỳ vọng để làm nhiều những trách nhiệm trong cuộc sống hơn. Bởi thế, trong tâm lý, tư duy của các gia đình, đều mong mỏi dành những chờ đợi, những trông mong và dồn những nội lực cần thiết khi có thể, chỉ cốt mong rằng trong tương lai, người con trai ấy (người đàn ông ấy) họ có đủ được những điều kiện để gánh vác, thực hiện những trách nhiệm mà họ phải nhận (chứ không phải là những người con gái).

Chính vì vậy, nếu bạn và tôi, chúng ta đang mặc định hiểu câu “trọng nam khinh nữ” là việc người con trai trong nhà thường được kỳ vọng hơn, được chú ý hơn, được tập trung hơn, thì chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, họ là chủ thể của nhiều trách nhiệm khác trong tương lai hoặc ngay thì hiện tại hơn.

Còn giả sử, chúng ta hiểu “trọng nam khinh nữ” là việc mọi thứ đều tôn trọng người nam còn coi cuộc sống, tinh thần của người nữ “như cỏ rác” thì đó chính là một điều đáng để lên án.

Bài viết này của mình, sau cùng cũng chỉ mong truyền đi một thông điệp cho chính chúng ta rằng, cần phải hiểu đúng hơn về “trọng nam khinh nữ”. Bởi có hiểu đúng hơn được vấn đề, trước mắt sẽ giúp chúng ta sử dụng câu từ đúng hơn cho mỗi hoàn cảnh, vụ việc. Sau đó là giúp chúng ta hiểu, cảm thông với những gì chúng ta cần hiểu và cảm thông. Ngược lại, cũng giúp chúng ta lên án đúng với những gì cần lên án.

Không phải lúc nào “trọng nam khinh nữ” cũng đúng với nghĩa trọng nam khinh nữ, bạn nhỉ?

Bài viết này chắc chắn sẽ để lại nhiều quan điểm ngược chiều và mình mong muốn nhận được những phản biện của các bạn để chúng ta sẽ cùng hiểu nhau hơn. Hãy cứ bình luận những gì bạn muốn nói nhé, kể cả những lời tranh luận để làm cho rõ vấn đề hơn.

Nhà báo NGỰ MIÊU


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.

0 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>