Em ơi – Đời làm báo!


Tôi đến với đời làm báo như một mối tình ngoại đạo, có một chút ngẫu nhiên, có một chút may mắn, cũng có một chút tình cờ, và cũng đâu đó như một mối tình chớp nhoáng để dối lòng khi muốn quên một mối tình đã cũ.

Ở cái tuổi 33, gần 10 năm làm báo, thú thực tôi vẫn muốn thừa nhận ngay rằng, trong làng báo, tôi vẫn chỉ là một phóng viên trẻ.  Và bởi thế, những tâm sự trong bài viết này, xin được phép tôi dành riêng cho các bạn sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, các phóng viên trẻ mới vào nghề đang bộn bề những cảm xúc trong dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam(21/6/1925 – 21/6/2020) hôm nay.

Nghề báo của tôi là một “mối tình ngoại đạo”

Tôi đến với nghề báo như một mối tình ngoại đạo, có một chút ngẫu nhiên, có một chút may mắn, cũng có một chút tình cờ, và cũng đâu đó như một mối tình chớp nhoáng để dối lòng khi muốn quên một mối tình đã cũ.

Năm 2000 gia đình tôi có một chút biến cố, và biến cố đó đã vô tình thôi thúc tôi có một ước mơ trở thành nhà báo. Đó là khoảnh khắc đầu đời trong tôi có một tiềm thức về việc phản ánh xã hội, những điều được cho là công lý và cuộc chiến giữa cái đúng – cái sai. Cũng không còn nhớ là do đâu, nhưng ngày ấy tôi đã suy nghĩ rằng chỉ có thể trở thành nhà báo thì tôi mới có thể “lấy lại công bằng” cho bố tôi, mới có thể “đánh tan cường hào”… nhưng quả thực, ngay từ thời điểm ấy, trong tôi – một đứa học sinh lớp 8 đã da diết lắm một ước mơ trở thành nhà báo.

Đọc thêm:

“Hãy cầm bút bằng trái tim yêu nghề thực sự!”
Trải lòng của nữ phóng viên yêu nghề báo, ngại…lấy chồng!
Muốn có một thanh xuân đúng nghĩa, bạn nhất định phải gặp được 4 người này!

Năm 2005, tôi thi vào Phân viện Báo chí & Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí & Tuyên truyền) nhưng…bị trượt. Sau đó, có một số hoàn cảnh và lý do nên tôi chọn cho mình một ngôi trường khác để học, một con đường khác để đi.

Và bởi thế, đến tận ngày hôm nay, thú thực là tôi vẫn chưa được một lần được vinh dự trở thành sinh viên trường báo nào cả. Nhưng, có lẽ do duyên phận – tôi tin là thế – mà rồi tôi được đứng trong hàng ngũ những người làm báo hôm nay.

Sở dĩ có được may mắn đó là nhờ vào một cậu bạn cùng quê. Cậu ấy học báo, đi làm báo và hay “xúi” tôi viết bài cộng tác cho các tờ báo để…kiếm nhuận bút mưu sinh. Và sau này, trong một ngày “định mệnh” khi tôi vừa bị mất việc ở chỗ làm, cậu bạn ấy lại xui “hay mày xin đi làm báo đi, tao biết có 1 tờ báo đang tuyển phóng viên đấy!”

Nghe nói thế, quả thực tôi mừng lắm, nhưng vẫn băn khoăn nhiều điều vì mình làm gì có bằng cấp nào của trường báo. Nhưng bạn tôi nói là cứ yêm tâm, vì cậu ấy tin tôi có năng khiếu làm báo và có thể học được nghề bằng trải nghiệm thực tế.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Ngày hôm sau, cậu bạn chở tôi mang hồ sơ đến tòa soạn của tờ báo đó tại phố Vọng (Hà Nội) để xin việc. Chú Tổng Biên tập chỉ xem qua hồ sơ của tôi, rồi nói: “Làm nhà báo không nhất thiết phải học trường báo, nhưng cháu mà muốn làm nhà báo thì nhất định phải có tình yêu với nghề, đam mê nghề, chịu khó học hỏi và chịu được khổ trong nghề!”

Sau đó chú Tổng Biên tập cho tôi cơ hội để thử sức với nghề bằng một thỏa thuận như này: “gửi bài qua mail trực tiếp cho chú, cho cháu 1 tháng, nếu trong 1 tháng đó mà cháu có được 2 bài báo được đăng thì lúc ấy chú mới nhận cho vào thử việc…”

Tôi vẫn có nhớ như in cái buổi chiều hôm đó, trời nắng nóng vô cùng, tôi và thằng bạn hân hoan ra về làm “bữa ăn mừng” là một chầu trà đá, kẹo lạc ở một hẻm nhỏ ngõ 54 Hoàng Mai (Hà Nội)….

Thoáng thế thôi mà đã ngót chục năm trôi qua, cho đến tận hôm nay, những câu nói của chú Tổng Biên tập năm ấy vẫn vẹn nguyên trong tôi như một hành trang để sống, để yêu với nghề…

Thầy của tôi là…google!

Nếu đã đọc đến đây, có lẽ bạn sẽ thừa nhận với tôi luôn rằng, trong nghề báo, tôi không hề có một người thầy nào ở trên bục giảng. Đến với nghề báo – một mối tình ngoại đạo – dường như đối với tôi vừa là sự liều lĩnh, vừa là sự đánh đổi và đối mặt vô cùng.

Sau khi được chú Tổng Biên tập đưa ra “lời thỏa thuận 1 tháng’, tôi mới nhận ra mình đang bị hoang mang vô cùng. Thậm chí, tôi chẳng biết thế nào là TÍT (title) hay SA PÔ (Chapeau – tiếng Pháp), cũng không hề biết báo chí có nhiều những thể loại, nhóm khác nhau, như:  Nhóm thể loại thông tấn báo chí -Tin, phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh, + Nhóm thể loại chính luận báo chí: -Xã luận, bình luận, chuyên luận, ký chính luận, điều tra. + Nhóm thể loại chính luận-nghệ thuật báo chí -Phóng sự, phóng sự -điều tra, ký chân dung, tiểu phẩm, nhật ký phóng viên, thư phóng viên, sổ tay phóng viên, ghi chép….

Và khi đó, những “người thầy” đầu tiên của tôi xuất hiện. Đó là cậu bạn làm báo của tôi, cậu ta ném cho tôi 1 sấp báo giấy và “dạy rằng”: Mày cứ ngồi đọc kĩ các bài bái này đi, rồi chọn ra 1 loại bài, sau đó thì viết y hệt như thế là được….

Nếu để bây giờ thì tôi sẽ nói đó là một cách dạy “dớ dẩn” nhất, vì nó chỉ làm “ngu” đứa viết bài đi thôi chứ chẳng biết gì cả, chưa nói là giỏi. Nhưng thời điểm ấy, thì đó là lời dạy đầu tiên, và tôi đã làm như thế thật.  Tôi “cày ngày cày đêm” những tờ báo đó, rồi hí hoáy tập viết. Viết xong thì đưa thằng bạn xem cho, lúc nó hứng thì nó đọc kĩ một chút, lúc không hứng thì nó đọc chỉ trong… 1 phút, rồi dù hứng hay không hứng, nó cũng “phán”: cứ gửi bài đi, được thì họ duyệt không được họ sẽ trả….

Thấy có vẻ không trông cậy được vào ông bạn, tôi đành đi tìm “người thầy” thứ 2 của mình đó là….google.

Như đã nói, tôi chưa có bất kỳ một kiến thức chuyên môn nào, một khái niệm cụ thể nào về các bài báo, các thể loại báo chí. Nên tôi quyết định “đi học” bằng cách nghĩ ra cái gì, thắc mắc cái gì là….lên google để hỏi. Có thể bạn sẽ nghĩ là đùa, nhưng quả thực, đến bây giờ 60% kiến thức chuyên môn trong đầu tôi là nhờ…google.

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Đời làm báo, rồi bạn sẽ có những người thầy đặc biệt – họ là anh em bạn bè đồng nghiệp, những đồng đội của bạn trên mặt trận bằng câu chữ – những người thầy không bục giảng.

Tập viết phóng sự, tôi lên google tra “thế nào là bài báo phóng sự”; tập viết tin, tôi tra “quy chuẩn của một bài tin tức”; tập viết ký, tôi lại gõ “thế nào là ký trong báo chí”….

Tôi không nhớ là mình học cùng “thầy google” trong bao lâu, nhưng (có thể là may mắn) ngay trong tháng đầu tiên đó, tôi được đăng tổng cộng là 6 bài trên báo và được chú Tổng Biên tập nhận ngay như lời đã hứa.

Và đó cũng là bước ngoặt, mở ra những có hội cho tôi có được may mắn để tìm cho mình những người thầy tiếp theo.

Ngót 10 năm làm báo, cho đến giờ tôi đã có thêm nhiều những người thầy mới, họ có thể là đồng nghiệp cùng cơ quan, những đồng nghiệp ở tờ báo khác; Họ có thể là một nhà báo lão luyện có tiếng trong nghề, cũng có thể là những phóng viên còn trẻ nhưng vào nghề trước tôi…; Họ có người chính thức nhận tôi là học trò, nhưng cũng có người chỉ đơn giản là dạy nhau nên viết thế này, sửa những chữ kia, phải thay đổi cách phát triển đề tài….

Nhưng sau tất cả, thì dù họ là ai, chính thức hay không chính thức, thì tôi luôn tự tin với bản thân mình rằng, họ là những người thầy của mình. Và quả thực, sau này khi đến tuổi để dừng bước với nghề, thì tất thảy bọn họ, với riêng tôi, họ là những người thầy. Nghề báo của tôi có được, và nếu nó được coi là thành công, thì nhất định, đó là công của họ – những người thầy không bục giảng.

Em ơi! Đời làm báo!

Với mỗi người làm báo, họ sẽ có những nghĩ suy, những cảm xúc, những góc nhìn khác nhau với đời và với nghề. Tôi cũng vậy, đời làm báo trong tôi là những thăng trầm cảm xúc, có khóc có cười, có buồn có vui, có cay nghiệt nhưng cũng có những thăng hoa.

Tôi nhớ, đã có nhiều những người em hỏi tôi rằng: làm báo có gì vui không anh? Tôi cười rồi hồ hởi nói: “Vui lắm em à!”

Đúng rồi, không vui sao được chứ! Em cứ đến với đời làm báo đi, rồi lần đầu tiên khi em về với dân được người ta gọi là anh nhà báo, chị phóng viên… Rồi thì những lần quệt mồ hôi dưới trời nắng hay rét run người trong đêm mưa bão để đi “chạy tin” và khi thấy bài báo của mình được độc giải vui mừng đón đọc…

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Phóng viên CQTT Đài TNVN (VOV Tây Bắc) tác nghiệp tại rốn lũ suối Hồng Líu, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. – Ảnh VOV

Nghề báo là nghề của “chân chạy”, rồi em sẽ có được hạnh phúc của những “người đưa tin”, lang thang bước chân trần khắp các miền đất nước. Đời làm báo là đi và đến, chụp và viết, để nói và lan tỏa…. người làm báo là những “cánh chim” mang những thông điệp cuộc đời đi khắp nơi, là những “anh liên lạc” gửi những thông tin từ địa đầu Tổ Quốc về với tận mũi Cà Mau…. Vui lắm em ơi, đời làm báo!

Em đến với đời làm báo đi, để được là người “nói những sự thật”, được là người mang thông điệp, được là người của công chúng, được là người “nói có người nghe”…

Em đến với đời người làm báo đi, em sẽ có những niềm vui của cuộc đời, niềm vui của những mảnh đời đã tìm được công lý nhờ những bài báo của em…

Em đến với đời làm báo đi, để thêm một lần nữa được cảm nhận những giá trị hạnh phúc của từng câu chữ cho chính em và cuộc đời…

Rồi, có người em khác lại hỏi tôi rằng: “Đời làm báo có khổ cực, gian nan?”

Em biết không, ngay lúc này, ở ngoài kia, giữa cuộc sống xô bồ nhiều những mảng tranh sáng tối khác nhau của cuộc đời, thì xã hội cần và có những người làm báo. Em cứ đến với đời làm báo đi, em sẽ biết thế nào là chạy xe máy xuyên đêm vài trăm cây số chỉ để “về với dân”. Em sẽ biết cái cảnh nửa đêm mùa đông đang ngon giấc trong chăn thì phải vùng dậy chạy đi làm tin cháy, tin tai nạn… là như nào..

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Tác giả Ngự Miêu (ngồi giữa) trong một lần về thực tế gặp gỡ người dân

Em cứ đến với đời làm báo đi, để được là những nhà báo điều tra, được đối mặt với muôn phần những hiểm nguy khi đối mặt với mặt trái của xã hội, vạch trần những sự thật…

Em cứ đến với đời làm báo đi, để biết được rằng có những lúc ăn mỳ tôm trừ bữa nhưng sẵn sàng cóp nhặt từng đồng để mua được chiếc máy ảnh, máy quay với hi vọng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng hơn.

Em cứ đến với đời làm báo đi, để có được cảm giác đối mặt với những cám dỗ, những lằn ranh giới mong manh giữa thiện và ác, để gìn giữ được nét thanh sạch trong từng câu chữ em viết.

Em cứ đến với đời làm báo đi, để hiểu được đôi khi chỉ một bản tin 400 chữ, hoặc một phóng sự chỉ có 5-10 phút video thôi nhưng thậm chí…là có máu những người làm báo đổ xuống…

Em à! Hãy đến với đời người làm báo đi!

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Ngày 11/10/2017 những người làm báo đều vô cùng xót thương khi phóng viên Đinh Hữu Dư (TTXVN) bị tử nạn khi đang tác nghiệp đưa tin lũ ở Yên Bái. – Ảnh Dân Trí

Dịp kỷ niệm 95 ngày Báo chí cách mạng Việt Nam năm nay, Ban Điện tử của chúng tôi vừa có thêm các bạn phóng viên  mới, nhiều trong số các bạn đang vừa mới chạm chân vào với nghề, và tôi nghĩ, bài viết này sẽ thêm một lần nữa để các em yêu nghề hơn, tự hào với nghề hơn, và đặc biệt là sẽ đủ bản lĩnh hơn, sẵn sàng chính mình hơn trên con đường sắp tới khi hôm nay các em đã chọn đời làm báo!

NGỰ MIÊU


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.

0 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>