Nhiều người vợ muốn chồng vào bếp nấu cơm mà không chỉ cho họ chỗ nào có thịt


Nhiều người vợ muốn chồng vào bếp nấu cơm mà không chỉ cho họ chỗ nào có thịt. Họ muốn chồng của mình chăm chỉ, thậm chí là “tranh giành” với họ việc bếp núc, việc chăm sóc nhà cửa, mà không biết rằng đôi khi họ đã sai…

Tôi có vô tình thấy một số anh bạn của mình, họ thường xuyên bị vợ than vãn rằng “anh ấy rất lười vào bếp”. Một số người bạn của tôi thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn vợ chồng chỉ vì chuyện người vợ cho rằng anh chồng cần biết chăm lo việc nhà, cần chịu khó vào bếp nấu cơm cho gia đình chứ không nên chỉ “lo làm lo ăn”.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, và trong mỗi câu chuyện của mỗi gia đình sẽ có những góc nhìn đúng và sai khác nhau. Tuy nhiên, trong một vài hoàn cảnh, tôi thấy và cảm nhận ra rằng, người vợ đã sai.

– Bạn có từng ngắm vợ mình khi cô ấy đang ngủ?

– Dùng chồng “như phá”, các chị mong đợi điều gì?

– Đàn ông mặc áo vợ thì sao?

Đôi khi, người phụ nữ họ có những hạnh phúc rất giản đơn, đơn cử như một người chồng hì hục vào bếp, mặc tạp dề và chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình. Và nếu người chồng của họ không làm được điều đó, thì họ cho rằng người chồng không tốt. Thậm chí, có những người vợ bắt đầu trì chiết chồng, trách móc chồng và họ tự ai oán rằng họ không may mắn, không hạnh phúc. Rằng, người chồng của họ vô tâm, rằng người chồng của họ không biết quan tâm gia đình, rằng người chồng đó coi vợ như ôsin trong nhà để “hầu hạ” chồng.

Ở nhiều hoàn cảnh, những cảm xúc đó, suy nghĩ đó, có lẽ đúng. Nhưng cũng không ít hoàn cảnh thì những người vợ cần xem lại những điều này. Và đó cũng là lý do vì sao tôi viết “Nhiều người vợ muốn chồng vào bếp nấu cơm mà không chỉ cho họ chỗ nào có thịt

Nhiều người vợ quên rằng, không phải ngẫu nhiên chúng ta có gạo, có rau, có thịt, có cá để nấu cơm cho gia đình. Cuộc sống mưu sinh của mỗi chúng ta, dù là một nông dân, một người làm kinh doanh hay những trí thức, những công chức nhà nước đi nữa… thì rốt cuộc, ai cũng sẽ đều có những thăng trầm riêng trong cuộc sống của mình. Có người thì kiếm được vài triệu đồng một ngày, có người lương chỉ vào trăm nghìn hoặc vài chục nghìn đồng một ngày… nhưng dù nhiều hay ít thì những đồng tiền ấy tuyệt nhiên không thể tự sinh ra.

Nhiều người vợ muốn chồng vào bếp nấu cơm mà không chỉ cho họ chỗ nào có thịt. Họ muốn chồng của mình chăm chỉ việc bếp núc...

Đừng quên nhấn nút theo dõi - follow kênh tiktok NHÀ BÁO NGỰ MIÊU - chia sẻ về khủng hoảng truyền thông  để không bỏ lỡ những video hữu ích nhé!

Và chúng ta buộc phải lao động để kiếm sống, phải lao động bằng sức lực hoặc trí óc thì chúng ta mới có thịt có gạo có rau, mới có bữa cơm. Và, dường như, trong quá nhiều những gia đình, chúng ta vô tình mặc nhiên cho rằng trách nhiệm lo cho cuộc sống gia đình phần nhiều là thuộc về người chồng.

Ngày mai nhà hết gạo, chúng ta trách người chồng; ngày mai nhà hết rau, chúng ta trách người chồng, ngày mai bữa cơm của các con không có thịt, đôi khi chúng ta cũng trách tội những người chồng.

Tham lam và đê tiện với cha mẹ thì nhận về cái kết như nào?

Tiền nhiều để làm gì (1): Để thực hiện những chuyến xe 0 đồng tình nghĩa

Bạn có biết vì sao người Việt “trọng nam khinh nữ”?

Vậy, thì tại sao, chúng ta (hoặc là những người vợ) lại “tham lam” muốn người chồng cũng “đảm đang” cả việc nhà, giỏi nội trợ, chăm bếp núc?

Bạn biết không, cuộc sống ngoài kia thực sự không dễ dàng, để mỗi bữa cơm gia đình có đủ rau, thịt như chúng ta vẫn mong muốn, thì chúng ta – mỗi người đều có những “lăn lộn” riêng ngoài bụi đời gió sống. Vậy, tại sao lại kỳ vọng quá nhiều vào người đàn ông? lại muốn họ vừa giỏi “nấu cơm” vừa biết đi “kiếm thịt”?

Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều người nói đến một câu, đại ý là: “Người ta chỉ hỏi lương bao nhiêu mà không hỏi tôi làm có vất vả không?” – Đây là câu nói nhằm cho rằng đôi khi chúng ta vô tâm, thực dụng chỉ quan tâm đến hiệu quả, đến trách nhiệm của một người trong cuộc sống; chỉ quan tâm xem họ kiếm được bao nhiêu tiền mà vô tâm không biết rằng để có được khoản tiền đó, họ đã phải đánh đổi những gì.

Và hôm nay, ở bài viết này,  Ngự Miêu muốn chia sẻ với các bạn, đặc biệt là những người làm vợ một câu nói nữa là Nếu chúng ta muốn người chồng vào bếp nấu cơm thì cũng phải chỉ cho họ chỗ nào có thịt.

Các bạn thân mến! Mình xin nhắc lại, không khái niệm nào là tuyệt đối cả, vì cuộc sống mỗi hoàn cảnh sẽ là một câu chuyện, một góc nhìn khác nhau. Và trong chia sẻ ngày hôm nay cũng vậy, nó cũng không đúng với mọi gia đình, mọi cặp vợ chồng. Nhưng, nếu bạn là vợ, tôi mong rằng bài viết này cũng một lần nữa giúp bạn thêm yêu chồng hơn vì những nỗ lực của anh ấy. Hãy nhớ, nếu anh ấy đã đi “kiếm thịt” thì xin đừng tham lam bắt anh ấy cũng giỏi vào bếp nấu cơm nữa. Cuộc sống này luôn cần sự yêu thương và thấu hiểu. Vậy thôi!

Tôi là NGỰ MIÊU


Copyright © Bài viết này có bản quyền tác giả, vui lòng ghi rõ nguồn tác giả Nhà báo Ngự Miêu hoặc www.toilangumieu.com khi bạn sử dụng, đăng tải, dẫn nguồn lại bài viết này. Trân trọng cảm ơn! - Chi tiết vui lòng liên hệ: nhabaongumieu@gmail.com - Theo dõi nhà báo Ngự Miêu trên nền tảng tiktok hoặc kênh youtube.

0 Comments

Leave a Reply

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>